I. Xu hướng đầu tư phát triển hạ tầng trung tâm dữ liệu
– Các trung tâm dữ liệu đang trở thành nơi tập trung nhận được nhiều đổi mới và cải tiến công nghệ , các doanh nghiệp cũng đang tìm cách chuyển các ứng dụng, dịch vụ của mình trên desktop lên các máy chủ ảo hoặc các server đặt tại datacenter để nhằm để quản lí tốt hơn, máy chủ đảm bảo các điều kiện tốt nhất để hoạt động đạt hiệu suất cao, duy trì an ninh dữ liệu.
– Nhu cầu quản lý các trung tâm dữ liệu một cách thông minh ngày càng được đặt lên hàng đầu. Các nhà quản lý đã đầu tư xây dựng một cơ sở nền tảng vật chất thống nhất kết hợp cả hai môi trường vật lý thật và môi trường ảo dựa trên các công nghệ ảo hóa.
– Các tổ chức quản lý công như Bộ, Ban, Ngành, UBND… Các tổ chức, doanh nghiệp trong các ngành như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm… mà thông tin và cơ sở dữ liệu đóng vai trò sống còn trong hoạt động, không thể bị ngắt đoạn trong từng giờ từng phút. Ví dụ, các ngân hàng, công ty chứng khoán cần DC để lưu trữ thông tin về khách hàng, tài khoản, lịch sử các giao dịch; các công ty bảo hiểm lại cần DC để lưu trữ thông tin khách hàng, thông tin hợp đồng, theo dõi thực hiện hợp đồng… Những cuộc tấn công DDoS mới đây đã mang đến những cơ hội mới cho ngành IDC. Các cuộc tấn công DDoS, hack, rò rỉ thông tin và các hiểm họa an ninh khác đã buộc các cơ quan công quyền, các cơ quan tài chính và các doanh nghiệp trực tuyến phải “quay trở lại” đầu tư cho IDC. Thậm chí các tập đoàn, cơ quan lớn của chính phủ, các đơn vị tài chính và các nhà kinh doanh trực tuyến cũng đang xếp hàng để được tham khảo ý kiến của các nhà cung cấp dịch vụ IDC. Điều đó chứng tỏ họ hiểu được rằng sẽ có lợi hơn về chi phí và an ninh khi trông cậy vào các nhà cung cấp dịch vụ IDC trunng tâm dữ liệu uy tín hơn là tăng cường hệ thống an ninh thông tin của riêng họ.
– Những thực tế đã mở ra một cơ hội mới cho các nhà cung cấp hạ tầng tạo ra làn sóng dịch chuyển dịch vụ thuê ngoài trung tâm dữ liệu. Các nhà cung cấp dịch vụ IDC đang bận rộn với việc cho ra đời những dịch vụ an ninh mới, giải quyết các tình trạng quá tải và các vấn đề an ninh khác cũng như nâng cấp những giải pháp an ninh hiện có. Đặc biệt, với ưu thế về tính ổn định và việc được chuyển giao những công nghệ quản lý, cung cấp dịch vụ tiên tiến với tiêu chuẩn quốc tế đã đưa các nhà cung cấp hạ tầng data center trở thành một điểm đến quan trọng về dịch vụ thuê ngoài trung tâm dữ liệu
II. Top 05 đơn vị cho thuê hạ tầng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế
1. VNPT IDC
– VNPT có những ưu thế vượt trội về hạ tầng Khả năng cung cấp 63/63 Tỉnh/ Thành trên toàn quốc với Backbone 1,71bps Chiếm trên 65% thị phần dịch vụ Internet tại Việt Nam Kết nối với 10 ISP quốc tế và 8 ISP trong nước (Google 2,4Tbps, Viettel 400Gbps, FPT 380Gbps) Tổng dung lượng băng thông quốc tế đạt 885Gbps (Chiếm 70% băng thông quốc tế tại Việt Nam) có cả trên đất liền và cáp biển với nhiều đối tác và các hướng khác nhau. IDC đạt tiêu chuẩn tại nhiều địa điểm trải dài từ Bắc vào Nam.
– Trung tâm dữ liệu của VNPT đã phải trải qua quá trình đánh giá trên 2600 yêu cầu, bao gồm các yêu cầu liên quan đến viễn thông, điện, kiến trúc, cơ khí: Quy hoạch kiến trúc, cơ sở hạ tầng điện, các biện pháp an toàn, kế hoạch khắc phục thảm họa, mạng/viễn thông, bảo mật, vận hành khai thác, kiểm soát môi trường…
– Các doanh nghiệp khi thuê chỗ đặt máy chủ tại VNPT hoàn toàn được hưởng cơ sở hạ tầng IDC trung tâm dữ liệu uy tín hàng đầu Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp của bạn 24/7.
Như vậy đến nay VNPT VinaPhone đã có một hệ thống 8 Trung tâm dữ liệu đặt tại các thành phố lớn là Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, sẵn sàng đáp ứng tốt nhất nhu cầu thuê/mua dịch vụ CNTT của các cơ quan thuộc Chính phủ, Bộ ngành và khách hàng doanh nghiệp
2. Viettel IDC
Viettel IDC hiện nay có 5 datacenter gồm : TTDL Pháp Vân, TTDL Hòa Lạc, TTDL Hoàng Hoa Thám (TP. HCM), TTDL Bình Dương, TTDL Đà Nẵng. Diện tích tổng lên tới 23000 m2, số rack lên tới 4000 rack chuẩn 42U. Những trung tâm dữ liệu này đều được xây dựng với chuẩn quốc tế Tier III.
– Ưu điểm:
+ Là Thương hiệu lớn, đạt chứng chỉ trung tâm dữ liệu uy tín tại Việt Nam
+ IDC được đầu tư đồng bộ và hiện đại nhất hiện nay. Viettel cũng ứng dụng rất nhiều tiện ích công nghệ mới, tiện lợi vào hạ tầng cũng như khâu chăm sóc, hỗ trợ khách hàng.
+ Vị trí xa, phù hợp với các đối tác ngân hàng
– Nhược điểm:
+ IDC xa, bất tiện cho khách hàng
+ Đội ngũ nhân viên mỏng, xa trung tâm.
+ Mới tập trung phát triển dịch vụ trong khoảng 3 năm gần đây
3. FPT
FPT hiện nay có 4 trung tâm dữ liệu : 1 trong những trung tâm mới nhất được xây dựng và thiết lập đó là trung tâm dữ liệu Phạm Hùng đặt tại tòa nhà FPT Cầu Giấy, Hà nội. Trung tâm mới mở rộng này có thể đáp ứng được tới 300 RACK. Data center EPZ của FPT Telecom đạt chứng chỉ quốc tế Uptime Tier III do Mỹ chứng nhận và trở thành nước thứ 3 sở hữu chứng nhận uy tín này trước đó là các nước Malaysia và Indonesia.
– Ưu điểm:
+ Là đơn vị có Thương hiệu nhiều lĩnh vực
+ Lực lượng bán hàng đông đảo chuyên nghiệp. FPT có đội ngũ bán hàng và Cộng tác viên đông đảo, nhiệt tình và chịu khó đeo bám khách hàng.
+ Có lượng máy chủ lắp ráp trong nước giá rẻ
– Nhược điểm:
+ Chất lượng dịch vụ đặc biệt là băng thông thực tế thường thấp hơn nhiều so với thông số lý thuyêt.
+ Đôi khi xảy ra sự cố về mạng đường truyền.
4. CMC Telecom
– CMC hiện nay là 1 trong những nhà cung cấp lớn uy tín tại Việt nam với đầy đủ các dịch vụ như phần mềm, máy chủ, server, … Sau 2 năm triển khai và xây dựng ngày 12/10/2012, công ty chính thức khai trương Data Center hiện nằm tại khu công nghệ cao TPHCM với diện tích 500 m2.
– Ngoài ra 2 datacenter của CMC lần lượt tại Hà nội và TPHCM cũng đã gia nhập những tổ chức liên minh datacenter lớn tại châu Á. Datacenter xây dựng có khả năng lưu trữ với 7000 máy chủ, tương đương với 300 tủ Rack. Với hạ tầng thiết bị đạt chuẩn Tier III (1 trong những chuẩn quốc tế khi xây dựng data center hiện nay), CMC tự tin đáp ứng được cho người sử dụng về công nghệ, tính bảo mật, cho quý khách sự hài lòng tuyệt đối nhất
– Ưu diềm:
+ Có thể kết hợp với các dự án về tích hợp hệ thống
+ Vị trí nội thành thuận tiện gần doanh nghiệp
– Nhược điểm:
+ Giá trị thương hiệu ngày càng giảm sút
+ Hạ tầng mạng lưới yếu, đường truyền thấp
+ Chất lượng dịch vụ không cao
+ Lực lượng bán hàng mỏng, yếu
5.Netnam
– Ưu điểm:
+ Là đơn vị đi sau, tích hợp nhiều giải pháp tiện ích trên nền trung tâm dữ liệu
+ Tích cực trong công tác tài trợ, quảng bá Thương hiệu
– Nhược điểm:
+ Trung tâm dữ liệu chưa đạt chuẩn quốc tế. Tuy nhiên dịch vụ giá trị gia tang gắn liền được phát triển hiệu quả nên cũng được nhiều doanh nghiệp tin dùng.
Trên đây là top 5 các đơn vị trung tâm dữ liệu uy tín nhất tại Việt Nam, để khám phá thêm các công nghệ nội trội của IDC Nam Thăng Long, Quý khách vui lòng tham khảo tại đây: https://vnpt-idc.vn/kham-pha-uu-diem-cua-datacenter-vnpt-vinaphone-nam-thang-long/