Một máy chủ đám mây (Cloud server) là một máy chủ được tính toán và lưu trữ ảo, thường được người dùng truy cập qua mạng. Các máy chủ đám mây được dự định cung cấp các chức năng giống nhau, hỗ trợ cùng các hệ điều hành (HĐH), ứng dụng và cung cấp các đặc tính hiệu suất tương tự như các máy chủ vật lý truyền thống chạy trong một trung tâm dữ liệu cục bộ. Máy chủ đám mây thường được gọi là máy chủ ảo, máy chủ riêng ảo hoặc nền tảng ảo.
Doanh nghiệp nên sử dụng cloud server vào công việc gì? Cùng với VNPT IDC phân tích những ứng dụng mà doanh nghiệp cần sử dụng cloud server và những lợi ích của nó mang lại.
1. Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống website, thương mại điện tử:
– Nếu bạn đã quá quen thuộc trong sử dụng server truyền thống hoặc máy chủ ảo (VPS). Một câu hỏi đặt ra là: Tại sao mọi người phải sử dụng máy chủ Cloud cho web hosting và điểm khác biệt cũng như lợi ích dịch vụ này mang lại cho bạn như thế nào? Chúng ta sẽ đi từng vấn đề theo thói quen lựa chọn máy chủ Coud cho web hosting trên từng tiêu chí chạy website bán hàng, diễn đàn tin tức, và các trang thương mại điện tử cần trước khi bạn có quyết định sử dụng.
– Nếu trước đây, bạn sẽ quan tâm đến dung lượng gói dịch vụ hosting. Mỗi gói dịch vụ hosting và server có dung lượng khác nhau. Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng dùng hết toàn bộ dung lượng mà gói dịch vụ web hosting nhà mạng cung cấp. Đặc biệt khi bạn cần tăng dung lượng hosting, bạn buộc phải đưa ra lựa chọn cho gói dịch vụ cao hơn. Mà khi đó những phần bạn không cần đến bạn vẫn phải trả chi phí cho nó. Hiện nay, dịch vụ cloud server lưu lượng không bị hạn chế theo các gói dịch vụ. Bạn có thể tùy chỉnh từng phần thiết bị RAM, CPU, HDD theo từng giai đoạn sử dụng bất cứ lúc nào với hình thức dùng hết bao nhiêu thì trả bấy nhiêu.
– Những yếu tố về tốc độ, sự an toàn, độ tin cậy vô cùng quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp trực tuyến nào. Chính vì vậy, khi lựa chọn web hosting mọi người sẽ kỳ vọng nó sẽ luôn ổn định và an toàn. Nhưng trên thực tế website của bạn truy cập rất chậm, làm cho khách hàng không đủ kiên nhẫn khi truy cập dẫn đến kết quả kinh doanh đi xuống. Dịch vụ Cloud server được xây dựng cơ chế hoạt động cân bằng tải và chia tải, tính năng cấp pháp tài nguyên đảm bảo hệ thống ổn định giải quyết tất cả các vấn đề mà dịch vụ máy chủ truyền thống thường gặp phải. Đảm bảo độ load của trang ở mức tối thiểu nhất.
2. Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống ERP, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý doanh nghiệp khác:
– Phần mềm ERP, phần mềm kế toán, các phần mềm quản lý doanh nghiệp khác,… là giải pháp có tính nghiệp vụ cao nên vấn đề nghiệp vụ phải đưa lên hàng đầu, và nghiệp vụ quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam thường linh động không giống nhau, nên các phầm mềm Việt Nam hầu như phải tùy chỉnh lại theo yêu cầu của doanh nghiệp. Vì vậy đối với dịch vụ cho thuê phần mềm này chỉ áp dụng được cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng trên nền tảng nghiệp vụ được xây dựng có sẵn trong phần mềm. Vì thế các phần mềm ứng dụng công nghệ điện toán đám mây ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là Cloud Office, Cloud HRM, Cloud CRM, Cloud Accounting.
Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng cloud server như 1 server vật lý thông thường để cài đặt các phần mềm trên. Phát huy những lợi ích đặc thù của cloud server mang lại, trong khi server vật lý không thể đáp ứng như:
– Dễ dàng truy cập bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào: Khi ứng dụng được xây dựng trên nền web kết hợp với việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây thì khả năng truy cập ứng dụng rất cao, ta có thể truy cập mọi lúc mọi nơi trên mọi thiết bị chỉ cần thông qua trình duyệt web.
– Hệ thống sẽ được bảo trì, nâng cấp định kỳ từ nhà cung cấp khi có những thay đổi mà doanh nghiệp không cần quan tâm.
– Giảm chi phí đầu tư ban đầu: Các chi phí đầu tư ban đầu của doanh nghiệp như server hay đội ngũ IT để vận hành server bây giờ sẽ không cần thiết, vì lúc này các công việc đó đã có nhà cung cấp công nghệ điện toán đám mây thực hiện.
– Chi phí linh hoạt: Vì ứng dụng được cung cấp như là một dịch vụ nên việc sử dụng hay cắt giảm chi phí rất linh hoạt trong quá trình sử dụng, tùy theo nhu cầu sử dụng hiện tại của doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp cần hệ thống để lưu trữ, backup dữ liệu
– Dịch vụ lưu trữ dữ liệu từ xa kết hợp những tính năng ưu việt của công nghệ sao lưu trực tuyến để chuyển dữ liệu đến các trung tâm dữ liệu an toàn của nhà cung cấp datacenter nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Dịch vụ bao gồm một thiết bị lưu trữ dữ liệu kết nối mạng và đồng bộ hóa các tập tin vào một nơi lưu trữ từ xa an toàn, cung cấp giải pháp đơn giản, đáng tin cậy để bảo vệ và lưu trữ file cho các doanh nghiệp
– Công nghệ đám mây cung cấp các tài nguyên có thể mở rộng thông qua các mô hình đăng ký khác nhau. Điều này có nghĩa là bạn sẽ chỉ cần trả tiền cho các tài nguyên máy tính mà bạn sử dụng. Điều này giúp quản lý các đột biến trong nhu cầu mà không cần đầu tư vĩnh viễn vào phần cứng máy tính.
– Ví dụ như Netflix đã tận dụng tiềm năng của công nghệ đám mây này thành lợi thế của họ. Netflix là dịch vụ phát sóng trực tuyến nên họ thường xuyên phải đối mặt với sự gia tăng lớn về tốc độ tải trang và tốc độ máy chủ vào thời gian cao điểm, nhiều người dùng truy cập. Việc chuyển từ trung tâm dữ liệu nội bộ sang đám mây cho phép công ty mở rộng đáng kể cơ sở dữ liệu khách hàng của mình mà không phải đầu tư vào thiết lập, vận hành và bảo trì cơ sở hạ tầng đầy tốn kém.
– Thời gian khôi phục dữ liệu chỉ vài giờ, thậm chí trong vòng vài phút.
– Hệ thống sao lưu theo lịch tự động, hạn chế tác động của con người.
– Tự động ghi lại tình trạng sao lưu, sau đó gửi email thông báo đến người dùng.
– Dữ liệu được lưu ở hai nơi: thiết bị lưu trữ và đám mây có thể giúp giảm thời gian ngừng dịch vụ.
– Dữ liệu được mã hóa bằng các chuẩn mã hóa mới nhất (AES256, DES 64, RC2 128…) đảm bảo an toàn bảo mật thông tin.
– Dữ liệu được lưu tại các Data Center, được phân tán trên các phòng máy ở toàn quốc.
– Đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu 99,99%.
4. Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống mail server
– Mail Server cơ bản vẫn là Dedicated Server (Server riêng lẻ) hay Cloud Server (Server điện toán đám mây) được cấu hình để biến thành một cỗ máy gửi và nhận thư điện tử. Nó cũng có đầy đủ các thông số như một Server bình thường như Ram, CPU, Storage,… ngoài ra, nó còn có các thông số khác liên quan đến yếu tố Email như số lượng tài khoản Email, Email fowarder, Mail list,…