Có thể bạn đã gặp cụm từ Data Center xuất hiện rất nhiều trên các trang mạng khi tìm kiếm các vấn đề về dịch vụ máy chủ ảo, thuê chỗ đặt máy chủ, thuê tủ rack, Hosting,… Vậy Data Center là gì? Nó đóng vai trò như thế nào trong các ngành dịch vụ vừa nêu trên để mà nhiều khách hàng đang có xu hướng quan tâm đến Data Center hơn khi lựa chọn các nhà cung ứng dịch vụ chỗ đặt máy chủ, Datacenter chuẩn quốc tế TIER III có những ưu điểm gì, chúng ta cùng tham khảo qua bài viết sau:
1. Datacenter là gì?
– Data Center hay trung tâm dữ liệu, là một không gian được sử dụng để chứa các hệ thống máy tính và các thành phần liên quan, chẳng hạn như hệ thống viễn thông và lưu trữ dữ liệu, cũng như các ứng dụng đảm bảo tín an toàn trong việc trao đổi thông tin.
– Các thành phần của một trung tâm dữ liệu cụ thể như sau:
a. Facility: Bao gồm location (vị trí) và “white space”, white space tức là không gian có thể sử dụng được, có sẵn cho các thiết bị IT. Việc cung cấp khả năng truy cập dữ liệu suốt ngày đêm (round-the-clock access) giúp cho các trung tâm dữ liệu trở thành một trong những cơ sở tiêu tốn nhiều năng lượng nhất trên thế giới. Vì vậy, tối ưu hóa white space và kiểm soát môi trường hiệu quả nhằm giữ các thiết bị trong phạm vi nhiệt độ/ độ ẩm do nhà sản xuất quy định là điều tối quan trọng.
b. Support infrastructure: Đây là các thiết bị góp phần duy trì mức độ sẵn sàng cao nhất có thể. Uptime Institute đã xác định four tiers data centers có mức độ sẵn sàng dao động từ 99,671% đến 99,995%. Một số thành phần hỗ trợ cơ sở hạ tầng bao gồm:
– Nguồn điện liên tục (UPS, Uninterruptible Power Sources): ngân hàng năng lượng, máy phát điện và nguồn điện dự phòng.
– Kiểm soát môi trường (Environmental Control): máy điều hòa không khí phòng máy (CRAC), hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí (HVAC), và hệ thống ống xả.
– Hệ thống an ninh vật lý (Physical Security Systems): hệ thống giám sát sinh trắc học và video.
c. IT equipment: Các thiết bị IT: là các thiết bị sử dụng cho hoạt động CNTT và lưu trữ dữ liệu của tổ chức. Bao gồm các servers, storage hardware (phần cứng lưu trữ), cáp và giá đỡ (cables and racks), cũng như một loạt các yếu tố bảo mật thông tin, chẳng hạn như tường lửa.
d. Nhân viên điều hành: Operations staff là những người chịu trách nhiệm giám sát hoạt động và duy trì thiết bị CNTT và cơ sở hạ tầng suốt ngày đêm.
2. Các tiêu chuẩn Datacenter quốc tế
Trung tâm dữ liệu được giới thiệu bởi Uptime Institute nơi Trung tâm dữ liệu được phân loại thành 4 tầng – Tier 1, Tier 2, Tier 3, Tier 4 . Việc phân loại là một chỉ dẫn về mức độ thiết kế hoặc xây dựng đối với tính khả dụng và hệ thống dự phòng tổng thể của trung tâm dữ liệu. Tier 4 được đánh giá cao nhất về độ tin cậy của trung tâm dữ liệu.
a. Chuẩn TIER I
– 99,671% thời gian hoạt động
– Không dư thừa
– 28,8 giờ ngừng hoạt động mỗi năm.
b. Chuẩn TIER II
– 99,749% thời gian hoạt động
– Dự phòng một phần (N + 1) của các thành phần
– 22 giờ ngừng hoạt động mỗi năm
c. Chuẩn TIER III
– 99,982% thời gian hoạt động
– Dự phòng lỗi (N + 1) của các thành phần
– 1,6 giờ ngừng hoạt động mỗi năm
d. Chuẩn TIER IV
– 99,995% thời gian hoạt động
– Dự phòng lỗi (2N + 1) dự phòng
– 0,04 giờ thời gian chết mỗi năm
Data Center Tier III là một trong 4 mức tiêu chuẩn quốc tế về xây dựng trung tâm dữ liệu, được Uptime Institute (Mỹ) xác định dựa trên hệ thống tiêu chuẩn ANSI/TIA-942. Hệ thống tiêu chuẩn này do Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) công bố, gồm các cấp độ từ thấp đến cao Tier I, II, III, IV. Mỗi cấp độ tiêu chuẩn có những yêu cầu khắt khe liên quan đến thiết kế hạ tầng, quy trình vận hành, thiết kế, xử lý sự cố và đảm bảo có dự phòng cho hệ thống điện, điều hòa, cáp, bộ lưu điện…