Nói đến “điện toán đám mây”, nhiều người chỉ nghĩ đơn giản đó là nơi lưu trữ dữ liệu. Nhưng nếu như dịch vụ đám mây của bạn chỉ có thế thì bạn chưa thực sự hiểu hết về công dụng của “đám mây”. Cụm từ điện toán đám mây phổ biến trong vài năm trở lại đây gắn liền với “lưu trữ đám mây”, là những dịch vụ lưu file cá nhân như Google Drive hay Dropbox. Thực tế thì lưu trữ cũng là một trong những tính năng chính của điện toán đám mây, và những dịch vụ lưu trữ file cá nhân thì gần gũi, dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, điện toán đám mây không chỉ là nơi lưu ảnh, video của người dùng. Một nhà cung cấp dịch vụ đám mây đúng nghĩa không chỉ đơn thuần mang lại khả năng lưu trữ, mà còn phải làm được nhiều hơn thế.
Chức năng đầu tiên của một hệ thống điện toán đám mây mà nhiều người thường bỏ qua là “điện toán” hay tính toán. Do được tạo nên từ mạng lưới gồm rất nhiều máy tính, hệ thống điện toán đám mây có sức mạnh xử lý rất lớn. Nhờ đó, các nhà phát triển có thể tận dụng sức mạnh này để thử nghiệm phần mềm của mình: chạy code, kiểm tra lỗi, hoặc là nền tảng để chạy cả ứng dụng trên mây (SaaS).
Đối với nhiệm vụ “lưu trữ”, thì các tính năng cung cấp cũng nói lên dịch vụ đám mây có tốt hay không. Một dịch vụ tốt phải đảm bảo được các chức năng về truyền dẫn, vận hành, độ ổn định và hỗ trợ tốt nhất. Ví dụ, với một doanh nghiệp chuyên cung cấp nội dung giải trí, họ sẽ cần một dịch vụ đám mây có thể đảm bảo truyền video nhanh và ổn định, hỗ trợ những chuẩn phổ thông và khả năng quản lý tốt. Tương tự như thế, các nhà phát triển game cũng cần phải có một nền tảng đủ mạnh mẽ và hỗ trợ quản lý dữ liệu, chơi trực tuyến tốt, có thể mở rộng nhanh chóng khi cần thiết.
Ưu điểm:
+ Tổng chi phí đầu tư thấp: Thay vì bỏ một đống tiền ra mua phần cứng, ổ cứng và dự trù thêm một khoản phí để mở rộng, bảo trì sau này. Thì với lưu trữ đám mây bạn có thể thêm hoặc xóa bớt không gian lưu trữ theo nhu cầu và chỉ trả tiền cho những lưu trữ mình sử dụng thôi.
+ Quản lý thông tin dễ dàng: Bằng cách sử dụng tính năng quản lý của dịch vụ lưu trữ đám mây, bạn dễ dàng thực hiện công việc quản lý thông tin vô cùng dễ dàng phân quyền, quản trị thành viên, chia sẽ dữ liệu nội bộ, cá nhân.
+ Giảm thời gian triển khai: Với tính năng lưu trữ đám mây, các quản trị viên chỉ cần xác định số lượng dữ liệu và tổng dung lượng lưu trữ cần thiết. Rồi tập trung làm việc khác thay vì loay hoay triển khai lưu trữ riêng cho công ty.
+ Khôi phục thiệt hại: Sử dụng lưu trữ đám mây nghĩa là bạn đã có 1 bản copy dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp. Trường hợp không may dữ liệu bị hư hỏng hay mất bạn vẫn sẽ còn bản copy này.
Phân loại lưu trữ đám mây:
+ Personal Cloud: Chúng ta sử dụng loại hình thức này trong cuộc sống hằng ngày để đảm bảo an toàn và bảo mật cho dữ liệu trên smartphone của mình. Bạn chẳng may làm mất điện thoại thì cũng không lo mất số danh bạ hay có thể truy cập file backup trên cloud để cài đặt, đưa lên lại thiết bị mới một cách vô cùng thuận tiện.
+ Public Cloud: Loại hình này cung cấp tài nguyên như máy chủ hoặc storage cho bạn sử dụng thông qua internet. Với Public Cloud thì toàn bộ tài nguyên bao gồm phần cứng, ứng dụng… đều do nhà cung cấp dịch vụ này quản lý nói cách khác là tài nguyên dùng chung vì đúng như cái tên nó xây dựng mục đích phục vụ công cộng. Bạn chỉ cần bỏ tiền mua dịch vụ, việc bảo mật dữ liệu của bạn cứ để họ lo. Ưu điểm là phục vụ được đại đa số cộng đồng.
+ Private Cloud: Đây là loại hình dành cho doanh nghiệp và các công ty vừa và lớn. Vì đây là mô hình triển khai riêng biệt, với phần cứng mà doanh nghiệp thuê sẽ được đặt tại công ty hoặc đặt tại nhà cung cấp mà họ mua (hoặc thuê) mà không phụ thuộc bất cứ phần cứng nào đang chạy dịch vụ khác của bên nhà cung cấp. Với cơ chế đồng bộ 2 chiều, thích hợp với ứng dụng lớn như database hay hệ thống ERP vì độ trễ thấp và hiệu xuất cao. Ưu điểm lớn nhất là lưu giữ thông tin nội bộ tốt, không bị bên thứ 3 là nhà cung cấp can thiệp (mặc dù tất cả nhà cung cấp đều cam kết không can thiệp dữ liệu khách hàng).
+ Hybird Cloud: Là sự kết hợp giữa Public Cloud và Private Cloud. Cho phép ta lựa chọn môi trường Public hay Private linh hoạt cho ứng dụng. Mang đến cho doanh nghiệp nhiều lựa chọn triển khai hơn vì sự linh hoạt mạnh mẽ kết hợp ưu điểm của cả hai loại hình. Nhược điểm là chi phí tốn kém và thời gian triển khai chắc chắn sẽ tốn kha khá thời gian.