Khi tìm kiếm thông tin về dịch vụ website có lẽ bạn đã từng nghe đến thuật ngữ Cloud Hosting. Thế nhưng bạn đã hiểu rõ Cloud Hosting là gì, phân loại, cách thức hoạt động, ưu nhược điểm,… của dịch vụ này chưa?
Cloud hosting là dịch vụ sử dụng công nghệ điện toán đám mây để lưu trữ website trên máy chủ Windows hay Linux. Bên cạnh khả năng lưu trữ khối lượng thông tin lớn, cloud hosting còn có khả năng bảo mật cao. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu về cloud hosting và các ưu, nhược điểm của nó. Nhờ thế, bạn dễ dàng chọn được host phù hợp nhất cho nhu cầu. Cùng VNPT IDC tìm hiểu ngay nhé!
Cloud hosting là gì?
Cloud hosting là một dịch vụ lưu trữ trực tuyến, cho phép bạn chứa và chia sẻ tài nguyên, dữ liệu và ứng dụng trên máy chủ được lưu trữ trên Internet. Điều này có nghĩa là bạn không cần phải mua, cài đặt và vận hành máy chủ riêng của mình để chứa và chia sẻ tài nguyên, mà thay vào đó bạn sẽ sử dụng máy chủ của một nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
Thực chất Cloud Hosting hoạt động tương tự các loại Web Hosting hiện nay, Cloud Hosting cũng sử dụng các control panel quản lý Hosting như DirectAdmin, cũng cấu hình và thiết lập tính năng như Web Hosting tuy nhiên có 1 điểm khác biệt duy nhất giữa Cloud Hosting so với Web Hosting là Cloud Hosting chạy trên các máy chủ Cloud (Cloud Server / Cloud VPS).
Nói cách khác, Cloud Hosting hoạt động trên nền công nghệ điện toán đám mây, sử dụng nền tảng máy chủ của các hãng máy chủ lớn trên thế giới như Cisc và hệ thống lưu trữ Cloud Storage.
Thêm vào đó, Cloud Hosting hoạt động trên hệ điều hành Cloud Linux theo nguyên tắc lưu trữ phân tán và sử dụng công nghệ cân bằng tải (Load Balancing) giữa các máy chủ với nhau giúp truy xuất nhanh hơn, an toàn, bảo mật cao hơn, giảm thời gian website ngừng hoạt động (Downtime) so với các loại Web Hosting thông thường.
Ưu nhược điểm khi sử dụng cloud hosting cho website là gì?
Ưu điểm:.
- Khả năng mở rộng dễ dàng: Bạn có thể dễ dàng mở rộng số lượng tài nguyên và băng thông khi cần thiết, không cần phải mua thêm máy chủ hoặc băng thông mới
- Tính sẵn sàng 24/7: Không giống với những hệ thống hosting khác, Cloud Hosting giúp bạn dễ dàng xử lý và kiểm soát dữ liệu mọi lúc mọi nơi. Đồng thời hệ thống còn tự động nâng cấp và cập nhật liên tục
- Tiết kiệm chi phí: Bạn chỉ phải trả tiền cho những tài nguyên và dịch vụ mà bạn sử dụng, không cần phải trả tiền cho những tài nguyên không được sử dụng.
- Độ bảo mật cao: Nhà cung cấp dịch vụ cloud hosting có thể cung cấp độ bảo mật cao hơn so với việc sử dụng máy chủ riêng.
- Khả năng khôi phục dữ liệu tốt hơn: Nhà cung cấp dịch vụ cloud hosting có thể có các chính sách sao lưu và khôi phục dữ liệu tốt hơn so với việc sử dụng máy chủ riêng.
- Không cần quản lý và bảo trì máy chủ: Bạn không cần phải lo lắng về việc quản lý và bảo trì máy chủ, vì nhà cung cấp dịch vụ sẽ làm những việc đó cho bạn.
- Truy cập từ bất kỳ đâu: Bạn có thể truy cập và sử dụng hệ thống từ bất kỳ đâu có kết nối Internet.
- Dễ dàng chia sẻ tài nguyên: Bạn có thể dễ dàng chia sẻ tài nguyên và dữ liệu với những người khác trong cùng một hệ thống cloud hosting
- Dịch vụ miễn phí quan trọng: Cloud hosting cho wordPress còn bổ sung một số dịch vụ đi kèm như IP riêng, bảo mật cao, backup dữ liệu mỗi ngày, chống DDOS… Tất nhiên, tùy thuộc vào mỗi Nhà cung cấp, những dịch vụ này sẽ được tính thêm phí.
- Dịch vụ tính phí: Nhà cung cấp dễ dàng hỗ trợ cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tính phí khác như tên miền, chứng chỉ SSL,…mà bạn không phải thuê thêm tại nhà cung cấp khác.
- Phần mềm máy chủ web: Đây thực chất là máy chủ dung lượng lớn và tốc độ cao. Nó được sử dụng để phục vụ cho mục đích lưu trữ thông tin. Hay nói đơn giản hơn, phần mềm máy chủ web đóng vai trò là ngân hàng dữ liệu, chứa các website và toàn bộ thông tin liên quan.
Nhược điểm:
- Giá cả : So với việc sử dụng máy chủ riêng, giá cả của dịch vụ cloud hosting có thể cao hơn, đặc biệt khi bạn cần mở rộng số lượng tài nguyên và băng thông
Các thông số cần quan tâm khi lựa chọn cloud hosting cho website là gì?
- Dung lượng SSD: Đây là thuật ngữ căn bản cần phải nhắc đến vì chỉ sức chứa dung lượng của hosting. Tùy thuộc vào gói dung lượng mà bạn chọn sẽ có sức chứa khác nhau. Dung lượng lớn giúp bạn thoải mái upload dữ liệu trong giới hạn cho phép của dịch vụ, tăng độ phân giải hay lưu trữ thoải mái các video, hình ảnh,…mà không sợ bị giới hạn. Ngoài ra, tốc độ ổ cứng SSD sẽ giúp cho việc khách hàng của bạn truy cập dữ liệu website được ngay lập tức, góp phần tăng thứ hạng SEO, hay không bỏ lỡ bất kỳ khách hàng nào click website khi phải chờ đợi quá trình tải trang quá lâu.
- Băng thông (banwidth) là tổng lưu lượng upload và download file của hosting trong mỗi tháng. Số lượng băng thông có giới hạn trong mỗi tháng. Nên bạn cần tính toán sao cho phù hợp để tránh báo lỗi 502 service temporarily overloaded vì quá tải.
- CPU và RAM: Việc cân bằng đảm bảo giữa các thông số RAM và CPU vừa đủ, sẽ giúp cho website của bạn hoạt động mượt mà khi có nhiều lượng khách truy cập đồng thời. Việc này giống như 1 chiếc máy tính vậy, bạn không thật sự muốn trải nghiệm cảm giác hiệu suất làm việc ì ạch khi sử dụng chứ. Do đó, hay đưa ra cho nhà cung cấp biết số lượng ước tính người dùng truy cập đồng thời, các thao tác, tính năng trên website của bạn, họ sẽ tính toán giúp cho bạn có 1 máy chủ cloud hosting hoạt động mượt mà.
Thuê dịch vụ cloud hosting ở đâu tốt nhất?
Hosting trên nền tảng điện toán đám mây đang dần trở thành hệ thống lưu trữ dữ liệu phổ biến. Nó đem đến kỷ nguyên mới cho hệ thống thông tin trên toàn cầu. Với hệ thống datacenter tiêu chuẩn TIER III quốc tế về thiết kế, cài đặt và vận hành, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, hệ thống giám sát an toàn thông tin ISEC 2700,…VNPT IDC cam kết sẽ mang đến cho bạn dịch vụ trải nghiệm tốt nhất, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ cũng như chăm sóc khách hàng mà chúng tôi mang lại.
Bạn có thể tham khảo báo giá dịch vụ tại đây>>, nếu cần tư vấn xin vui lòng để lại tin nhắn hoặc chat trực tiếp với chúng tôi. Nếu cần hỗ trợ dùng thử miễn phí, chúng tôi sẵn sàng cung cấp dịch vụ miễn phí trong 30 ngày đầu tiên.