Muốn dùng cloud server tốt ngay từ đầu, không mắc nhiều lỗi sử dụng nhất, bạn tốt hơn nên trang bị những kiến thức cơ bản về quản trị máy chủ cloud.Thông thường nếu không dùng dịch vụ quản trị server trọn gói của nhà cung cấp, người dùng cần tự mình xử lý mọi thao tác cấu hình, cài đặt với cloud server như giám sát, restart hệ thống, xử lý các lỗi liên quan đến services, kiểm tra tình trạng máy chủ, bảo mật website, kiểm tra logs, dung lượng, tối ưu website, scan virus…Nên những kiến thức cơ bản về các vấn đề cài đặt, cấu hình cloud server bạn cần phải biết để sử dụng tối ưu hơn.
Sau đây là 1 số những lưu ý quan trọng để sử dụng cloud server cách hiệu quả, an toàn:
1. Thường xuyên sao lưu dữ liệu định kỳ
Dữ liệu của bạn là rất quan trọng. Không nên quá chủ quan và tin tưởng 100% vào các bản sao lưu của nhà cung cấp, bởi hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ chỉ sao lưu dữ liệu nhằm mục đích đề phòng thảm hoạ (thiên tai, hoả hoạn, hư hỏng thiết bị đột xuất, …). Các nhà cung cấp dịch vụ cloud trên công nghệ hiện đại Openstack kết hợp lưu trữ CEPH thì khả năng dự phòng phần cứng cao hơn rất nhiều, bởi công nghệ này cho phép 2/3 số lượng server vật lý trong cụm cloud có thể gặp sự cố mà không làm ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống.
Một khi có rủi ro ngoài ý muốn xảy ra, bạn vẫn hoàn toàn yên tâm với chính dữ liệu của mình đã tự sao lưu.
Nếu bạn không có nhiều thời gian cho việc sao lưu dữ liệu website và theo dõi sao lưu dữ liệu, bạn có thể đăng ký sử dụng dịch vụ cloud backup để yên tâm toàn diện, chi phí này sẽ tính theo dung lượng mà công ty bạn sao lưu ra.
2. Đặt mật khẩu quản trị cloud server – Tăng độ khó tăng khả năng bảo mật cao hơn
– Bảo mật luôn là việc làm ưu tiên và cần thiết. Có đến hơn 95% các vụ hacker xâm nhập vào được các trang web hoặc thậm chí chiếm quyền luôn cả Máy chủ là do người dùng thiết lập mật khẩu phổ biến hoặc quá đơn giản. Với một danh sách dạng từ điển những User và Password phổ biến, hacker sử dụng công cụ dò tìm để kiểm tra đăng nhập tự động, từ đó xâm nhập vào hệ thống một cách rất đơn giản chỉ trong 1 nốt nhạc.
– Ngoài ra, những công cụ Spam Email, Virus Spam tự động cũng khai thác theo hình thức tương tự dẫn đến máy chủ Email hoặc Domain Email của bạn dễ rơi vào blacklist. Chính vì vậy, nếu đang đặt mật khẩu với những chuỗi phổ biến như: 123456, 123abc, abc123, qwe123, … thì bạn nên thay đổi lại ngay để đảm bảo an toàn cho dịch vụ của mình nhé.
Quy tắc đặt mật khẩu an toàn và bảo mật như sau:
• Độ dài mật khẩu phải trên 10 ký tự.
• Chuỗi phải bao gồm: Chữ thường, chữ HOA, số và ít nhất 1 ký tự đặc biệt (ví dụ như Quantricloud123@789, Adminsystem102@@aa,…..).
3. Thường xuyên kiểm tra dung lượng, không nên khai thác tài nguyên triệt để:
– Vì sao nên thường xuyên kiểm tra dung lượng?: Website bổng nhiên ngưng hoạt động, Email bổng nhiên không thể Gửi/ Nhận được. Lý do thật đơn giản: Dung lượng đã đầy. Một khi dung lượng đầy, hệ thống sẽ tự động tạm ngưng hoạt động cho đến khi được nâng lên gói dung lượng cao hơn hoặc được giải phóng bớt dữ liệu không cần thiết để đảm bảo khoảng trống dung lượng cho các services hoạt động. Đối với máy chủ Cloud Server, khi dung lượng lên đến trên 95% rất có khả năng các services trên hệ thống như apache, nginx, mysql, … sẽ bị đình trệ. Đối với service Email trên máy chủ, khi dung lượng đầy sẽ không thể Gửi/ Nhận Email được.
– Vì sao không nên khai thác tài nguyên cloud server triệt để?: Một số quan niệm cho rằng với giới hạn tài nguyên của máy chủ được cung cấp theo gói bởi nhà cung cấp dịch vụ thì hoàn toàn có thể sử dụng được 100% tài nguyên. Tất nhiên rồi, điều này hoàn toàn không có gì sai cả, bạn hoàn toàn được phép sử dụng 100% tài nguyên được cấp, tuy nhiên theo nguyên tắc kỹ thuật về vận hành hệ thống thì nếu CPU của máy chủ đạt đến 85% trong một thời gian dài có khả năng máy chủ của bạn sẽ bị treo hoặc sẽ phải khởi động lại, điều nay tương tự nếu RAM vượt quá 90% trong một thời gian dài. Còn với dung lượng lưu trữ, điều gì sẽ xảy ra khi toàn bộ máy chủ của bạn chỉ còn khoảng 5% dung lượng trống? Các services trong hệ thống như MySQL, Apache, nginx, … rất cần một khoảng trống đủ để ghi các file tạm, cache, … nếu không các services này có khả năng sẽ bị ngưng hoạt động (stop service) hoặc hoạt động thiếu ổn định.
4.Cẩn thận với Plugins/ Modules/ Themes miễn phí:
– Với những website mã nguồn mở phổ biến như WordPress, Joomla, Drupal, vBulletin, … những tiện ích và khả năng mở rộng phát triển là vô hạn. Tuy nhiên, bên cạnh những tính năng đặc biệt này luôn tiềm tàng những nguy cơ về an toàn bảo mật. Hãy cẩn thận với những plugins, modules, themes miễn phí mà bạn đã tải về và cài đặt vào website của mình, vì rất có thể sẽ chứa những đoạn mã độc, nguy cơ gây rò rỉ thông tin, bị hack/ deface, tấn công mạng, làm trì trệ hoạt đồng máy chủ, … là rất lớn.
5. Tiến hành nâng cấp, gia hạn hợp đồng và thanh toán sớm
– Nâng cấp: Mặc dù việc nâng cấp đối với cloud server là công việc nhanh chóng, nhưng dưới góc độ kỹ thuật, để đảm bảo an toàn các nhà cung cấp dịch vụ thường khuyến cáo bạn nên chủ động khoảng thời gian cho việc này bởi cần hoàn thiện thủ tục nâng cấp, khai báo hệ thống, đặc biệt đối với hệ thống đang chạy đã có dữ liệu nên thực hiện việc Turnoff server trong khi thao tác nâng cấp để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, không ảnh hưởng tới các dữ liệu đã được cài đặt và đang hoạt động (vì ổ cứng có cơ chế hoạt động dạng ngăn xếp)
– Gia hạn, thanh toán: Các nhà cung cấp dịch vụ thông thường sẽ gửi Email/ SMS và thậm chí gọi điện thoại để báo cho bạn về việc gia hạn dịch vụ. Mốt số hệ thống sẽ tự động tạm ngưng hoạt động dịch vụ cho đến khi bạn gia hạn để tiếp tục sử dụng. Do vậy, bạn hãy đặc biệt chú ý điều này, đừng để website của mình phải bị gián đoạn với lý do có phần “hơi nhạy cảm” này nhé. Tại VNPT IDC, nhân viên Chăm sóc khách hàng sẽ thông báo cho bạn trước ít nhất 2-4 tuần, tạo cơ chế linh hoạt nhất có thể để các Bên đối soát, hoàn tất thanh toán.
Các bài viết khác liên quan, mời bạn đọc:
– Những tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp cloud server tốt nhất tại Việt Nam
– Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng cloud server thay thế VPS
– Doanh nghiệp nên sử dụng cloud server vào công việc gì?