Công nghệ điện toán đám mây tính đến thời điểm hiện tại dù mới chỉ được ra mắt không lâu nhưng sự phổ biến nhờ những ứng dụng thực tế mà hình thức này mang lại luôn được đánh giá cao bởi sự linh hoạt, tính sẵn sàng . Đối tượng sử dụng được dành cho các doanh nghiệp nhỏ lẫn các tập đoàn đa quốc gia trên toàn thế giới.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các ví dụ hàng đầu ứng dụng của điện toán đám mấy thực tế rất hiệu quả và hiểu được những tính năng nào của công nghệ đám mây đã dẫn đến sự phổ biến và cần thiết của nó trên thị trường hiện nay.
Các bài viết khác liên quan:
– Thuê server – lựa chọn đặt tại công ty hay datacenter
– Ứng dụng của máy chủ ảo cloud server
– Hướng dẫn lựa chọn cloud server tốt nhất cho doanh nghiệp
– Các tiêu chí thuê máy chủ ảo chất lượng
– Cloud server – Công nghệ openstack kết hợp CEPH hiện đại
1. Quản lý dữ liệu
– Đối với những doanh nghiệp cần sử dụng đến một lượng lớn dữ liệu nhưng khoản ngân sách cần phải chi ra và không có đội ngũ vận hành có chuyên môn cao thì việc áp dụng công nghệ điện toán đám mây sẽ đảm bảo được vấn đề này một cách tối ưu nhất. Bởi vì cơ sở dữ liệu trên này luôn hoạt động một cách mạnh mẽ mà doanh nghiệp đó không cần phải mua máy chủ vật lý để lưu trữ và vận hành. Các đơn vị dịch vụ luôn sẽ là người thực hiện việc đảm bảo trong suốt quá trình vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu này.
– Khi đưa các dữ liệu lên hệ thống lưu trữ đám mây thì sẽ luôn giúp doanh nghiệp có thể hoàn toàn kiểm soát và quản lý dữ liệu một cách trọn vẹn và tốt nhất. Hầu như tất cả các nền tảng chuyên phân tích dữ liệu đều sử dụng hình thức này và có khả năng xử lý dữ liệu có cấu trúc và cả không có cấu trúc một cách trọn vẹn.
– Nhiều ứng dụng quản lý doanh nghiệp như quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cũng dựa trên một nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Phần mềm như một Dịch vụ (SaaS) đã trở thành một phương pháp phổ biến để triển khai các phần mềm cấp doanh nghiệp.
2. Mở rộng quy mô máy chủ, tăng khả năng dự phòng dữ liệu
– Công nghệ đám mây cung cấp các tài nguyên có thể mở rộng thông qua các mô hình đăng ký khác nhau. Điều này có nghĩa là bạn sẽ chỉ cần trả tiền cho các tài nguyên máy tính mà bạn sử dụng. Điều này giúp quản lý các đột biến trong nhu cầu mà không cần đầu tư vĩnh viễn vào phần cứng máy tính.
– Hầu hết nguồn dữ liệu trong quá trình hoạt động là rất quan trọng, vì vậy nên việc sao lưu luôn đóng vai trò không thể thiếu được. Điều này để phòng trong trường hợp xảy ra sự cố thì người dùng có thể tự động phục hồi nhanh chóng.
– Nếu ở thời điểm trước thì mỗi cá nhân, doanh nghiệp phải tự sao lưu thủ công nhưng khi áp dụng hình thức điện toán đám mây thì tất cả mọi dữ liệu đều được sao lưu hoàn toàn tự động để đảm bảo sự tiện lợi đến mức tối đa trong suốt quá trình sử dụng.
3. Lưu trữ hiệu quả, truy cập tiện lợi, chia sẻ nhanh chóng
– Người dùng có thể hoàn toàn sao lưu và truy xuất dữ liệu ở khắp mọi nơi khi mình cần đến và chỉ cần có internet. Những ứng dụng được sử dụng phổ biến tính đến thời điểm hiện tại đó là: Google Drive, Dropbox, One Drive…
– Công nghệ đám mây cho phép người dùng sử dụng khả năng truy cập ứng dụng dựa trên mạng internet vào các công cụ giao tiếp như email và lịch. Hầu hết các ứng dụng nhắn tin và gọi điện như Skype và WhatsApp cũng dựa trên cơ sở ứng dụng hạ tầng công nghệ đám mây.
– Tất cả tin nhắn và thông tin của bạn được lưu trữ trên phần cứng của nhà cung cấp dịch vụ chứ không phải trên thiết bị cá nhân của bạn. Điều này cho phép bạn truy cập thông tin của bạn từ bất cứ đâu thông qua mạng internet.
– Các công cụ văn phòng như Microsoft Office 365 và Google Docs sử dụng công nghệ đám mây, cho phép bạn sử dụng các công cụ một cách hiệu quả nhất qua mạng internet. Bạn có thể làm việc trên các tài liệu, bài thuyết trình và bảng tính của mình từ bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Với việc dữ liệu của bạn được lưu trữ trên đám mây, bạn không cần phải lo lắng về việc mất dữ liệu trong trường hợp thiết bị của bạn bị đánh cắp, bị mất hay bị hỏng. Công nghệ đám mây cũng giúp chia sẻ tài liệu và cho phép các cá nhân khác nhau làm việc trên cùng một tài liệu cùng một lúc.
Ví dụ như Siri, Alexa và Google Assistant – tất cả đều là những con bot thông minh sử dụng ngôn ngữ tự nhiên dựa trên đám mây. Các chatbot này tận dụng khả năng tính toán của công nghệ đám mây để cung cấp nhu cầu và sự trải nghiệm của khách hàng phù hợp với ngữ cảnh. Từ giờ, mỗi khi khi bạn nói “Hey Siri” hay “Ok Google” thì hãy nhớ rằng có một giải pháp AI dựa trên công nghệ đám mây đằng sau chúng.
4. Lưu trữ các trang website
– Sức mạnh tính toán diện rộng và khả năng ứng dụng của công nghệ đám mây cho phép chúng ta lưu trữ thông tin về sở thích của người dùng. Điều này có thể được sử dụng để cung cấp các giải pháp, tin nhắn và sản phẩm tùy chỉnh dựa trên hành vi và sở thích của người dùng.
Ví dụ như Netflix đã tận dụng tiềm năng của công nghệ đám mây này thành lợi thế của họ. Netflix là dịch vụ phát sóng trực tuyến nên họ thường xuyên phải đối mặt với sự gia tăng lớn về tốc độ tải trang và tốc độ máy chủ vào thời gian cao điểm, nhiều người dùng truy cập. Việc chuyển từ trung tâm dữ liệu nội bộ sang đám mây cho phép công ty mở rộng đáng kể cơ sở dữ liệu khách hàng của mình mà không phải đầu tư vào thiết lập, vận hành và bảo trì cơ sở hạ tầng đầy tốn kém.