Chuyển đổi số đang là cụm từ gây “sốt” trong thời điểm hiện tại. Đặc biệt, thời điểm từ khi dịch Covid-19 diễn ra, đây được xem là một giải pháp phù hợp cho các cơ quan, tổ chức, đặc biệt cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cần ổn định quản lý. Nắm bắt cơ hội của Cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp đã và đang chủ động tiếp cận và xây dựng các nền tảng cho tiến trình chuyển đổi số, nhất là nền tảng công nghệ điện toán đám mây. Chúng ta cùng nghiên cứu đặc điểm, cũng như những lợi ích cơ bản của điện toán đám mây, một số giải pháp nhằm xây dựng nền tảng hạ tầng điện toán đám mây phù hợp cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.
- Tổng quan về chuyển đổi số trong tình hình xã hội hiện nay.
– Sự bùng phát của dịch Covid-19 cho thấy giá trị của công nghệ và chuyển đổi số trong việc giúp các tổ chức biến cuộc khủng hoảng thành cơ hội để “sinh tồn”. Theo đánh giá của các chuyên gia, trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19, chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn.
Trong đó, điện toán đám mây đang là một trong những công cụ đắc lực hỗ trợ doanh nghiệp tiến nhanh hơn trong quá trình chuyển đổi số. Một trong những bước đi đầu tiên trong chiến lược này cần phải có chính là Cloud Server (giải pháp máy chủ ảo), đây là nền tảng dưới cùng, như móng nhà để các ứng dụng còn lại hoạt động.
– Cloud Server là giải pháp hoàn hảo cho các nhân viên khi cần làm việc từ xa trong mùa dịch, nhưng vẫn đảm bảo an toàn dữ liệu cho cá nhân và doanh nghiệp. Giải pháp máy chủ ảo được xây dựng dựa trên công nghệ điện toán đám mây, trang bị nhiều lớp bảo mật, xác thực hai yếu tố… Người dùng có thể sử dụng dữ liệu mọi lúc, mọi nơi, trên mọi nền tảng thiết bị khi có kết nối internet. Đồng thời, truy cập sẽ thực hiện thông qua một portal được trang bị nhiều lớp bảo mật và chỉ có những ai có quyền mới truy cập vào được nên đảm bảo an toàn cho dữ liệu.
Không chỉ với các doanh nghiệp mà giải pháp này còn có thể sử dụng ở các trường học, trung tâm giáo dục cần áp dụng phương pháp giảng dạy từ xa. Chính vì thế, Cloud Server ra đời để giải quyết được nhiều vấn đề về chi phí, bảo hành cho những người muốn phát triển kinh doanh dựa trên nền tảng internet. Nhìn chung, Cloud Server là một trong những giải pháp máy chủ tốt nhất hiện nay.
VNPT IDC là đơn vị cung cấp Cloud server với nhiều ưu điểm hạ tầng, công nghệ vượt trội:
– Công nghệ cloud openstack kết hợp với Hypervisor KVM và CEPH hiện đại.
– Sử dụng 100% ổ cứng SSD nhằm tối ưu hóa tốc độ truy cập và an toàn dữ liệu.
– Hạ tầng đồng bộ 100% cụm server DELL R740 với CPU Intel Silver 4116 & Intel Gold 6250 siêu mạnh mẽ kết hợp cùng hệ thống thiết bị mạng chuyên dụng của Cisco, Juniper.
– Tính năng backup: Hệ thống sẽ tự động sao lưu backup định kỳ 1 lần/ tuần toàn bộ máy chủ cloud, sao lưu 04 bản ghi gần nhất (Thông thường các nhà cung cấp chỉ hỗ trợ sao lưu 1-2 bản gần nhất)
– Server vật lý đặt tại Datacenter VNPT Nam Thăng Longđạt chuẩn TIER III
– Hệ thống kênh truyền và switchcore 10GB có backup, cam kết uptime 99,99% - Kiến trúc cơ bản của hạ tầng điện toán đám mây
Đại bộ phận hạ tầng cơ sở của Điện toán đám mây hiện nay là sự kết hợp của những dịch vụ đáng tin cậy được phân phối thông qua các trung tâm dữ liệu trong máy chủ, với những cấp độ khác nhau của các công nghệ ảo hóa. Trong đó:
– Cơ sở hạ tầng: Hạ tầng đám mây là tài nguyên phần cứng như server, network… Được cung cấp như là các dịch vụ, nghĩa là được chia sẻ và có thể sử dụng lại dễ dàng. Các tài nguyên phần cứng được cung cấp theo thời gian cụ thể theo yêu cầu, giúp cho khách hàng giảm chi phí bảo hành, chi phí sử dụng…
– Lưu trữ đám mây: Lưu trữ đám mây là khái niệm tách dữ liệu khỏi quá trình xử lý và chúng được lưu trữ ở những vị trí từ xa. Lưu trữ đám mây cũng bao gồm cả các dịch vụ CSDL, ví dụ như BigTable của Google, SimpleDB của Amazon…
– Nền tảng đám mây: Là phần mềm chuyên biệt của các nhà cung cấp để cấu hình hạ tầng đám mây.
– Ứng dụng: Ứng dụng đám mây là một đề xuất về kiến trúc phần mềm sẵn sàng phục vụ, nhằm loại bỏ sự cần thiết phải mua phần mềm, cài đặt, vận hành và duy trì ứng dụng tại máy bàn/thiết bị của người sử dụng. Ứng dụng đám mây loại bỏ được các chi phí để bảo trì và vận hành các chương trình ứng dụng.
– Dịch vụ: Dịch vụ đám mây bao gồm các dịch vụ được cung cấp bởi Điện toán đám mây như dịch vụ hạ tầng, dịch vụ nền tảng, dịch vụ phần mềm…
– Khách hàng: Hạ tầng phía khách hàng là những yêu cầu phần mềm hoặc phần cứng để sử dụng các dịch vụ Điện toán đám mây trên mạng. Thiết bị cung cấp cho khách hàng có thể là trình duyệt, máy tính để bàn, máy xách tay, điện thoại di động… - Những lợi ích của điện toán đám mây
– Tiết kiệm chi phí: Đây là lợi ích quan trọng nhất mà Điện toán đám mây mang lại cho các tổ chức. Thay vì phải mua các máy chủ vật lý truyền thống với chi phí lớn, các tổ chức có thể đi thuê nền tảng hạ tầng trên Điện toán đám mây sẽ rẻ hơn rất nhiều.
– Tính bảo mật:Nhiều tổ chức có mối quan tâm về bảo mật khi áp dụng giải pháp ĐTĐM. Đối với công việc toàn thời gian của một máy chủ đám mây sẽ giám sát cẩn thận bảo mật, hiệu quả hơn so với hệ thống nội bộ thông thường.
– Tính linh hoạt: Các tổ chức chỉ có một mức độ tập trung hữu hạn để phân chia giữa tất cả các trách nhiệm của mình. Bằng cách dựa vào một tổ chức bên ngoài để chăm sóc tất cả các cơ sở hạ tầng và lưu trữ công nghệ thông tin (CNTT), qua đó tác động trực tiếp đến lợi nhuận của tổ chức.
– Tính di động: Điện toán đám mây và chuyển đổi số cho phép truy cập di động vào dữ liệu của tổ chức thông qua điện thoại thông minh và thiết bị di động, đây là phương thức để đảm bảo rằng không ai bị rời khỏi vòng lặp. Nhân viên có lịch trình bận rộn, hoặc sống cách xa văn phòng công ty, có thể sử dụng tính năng này để cập nhật ngay lập tức với khách hàng và đồng nghiệp.
– Thông tin chi tiết: Nhiều giải pháp lưu trữ dựa trên đám mây cung cấp các phân tích đám mây tích hợp để xem dữ liệu. Với thông tin được lưu trữ trên đám mây, người sử dụng có thể dễ dàng thực hiện các cơ chế theo dõi và xây dựng các báo cáo tùy chỉnh để phân tích toàn bộ tổ chức thông tin.
– Tăng cường hợp tác:Điện toán đám mây làm cho sự hợp tác trở thành một quy trình đơn giản. Các thành viên trong nhóm có thể xem và chia sẻ thông tin một cách dễ dàng và an toàn trên nền tảng dựa trên đám mây. Một số dịch vụ dựa trên đám mây thậm chí còn cung cấp không gian để kết nối nhân viên trong toàn tổ chức, do đó làm tăng sự quan tâm và sự tham gia.
– Kiểm soát chất lượng: Trong một hệ thống dựa trên đám mây, tất cả các tài liệu được lưu trữ ở một nơi và ở một định dạng duy nhất. Với tất cả mọi người truy cập cùng một thông tin, chúng ta có thể duy trì tính nhất quán trong dữ liệu, tránh lỗi của con người và có một bản ghi rõ ràng về bất kỳ sửa đổi hoặc cập nhật nào.
– Phục hồi thảm họa: Một trong những yếu tố góp phần vào sự thành công của một tổ chức là kiểm soát. Các dịch vụ dựa trên đám mây cung cấp khả năng phục hồi dữ liệu nhanh chóng cho tất cả các loại tình huống khẩn cấp, từ thiên tai đến mất điện.
– Ngăn ngừa mất mát: Nếu tổ chức không đầu tư vào giải pháp Điện toán đám mây và chuyển đổi số, thì tất cả dữ liệu quan trọng gắn liền với các máy tính văn phòng mà nó cư trú sẽ mất vĩnh viễn. Tuy nhiên, với máy chủ dựa trên đám mây, tất cả thông tin đã tải lên đám mây vẫn an toàn và dễ dàng truy cập từ bất kỳ máy tính nào có kết nối internet, ngay cả khi máy tính không hoạt động.
– Cập nhật phần mềm tự động: Các ứng dụng dựa trên đám mây sẽ tự động làm mới và tự cập nhật, thay vì buộc bộ phận CNTT phải thực hiện cập nhật toàn tổ chức một cách thủ công. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí của nhân viên CNTT.
– Tính cạnh tranh: Một nghiên cứu gần đây của Verizon cho thấy, 77% doanh nghiệp cảm thấy công nghệ đám mây mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh và 16% doanh nghiệp tin rằng lợi thế này là đáng kể.
– Tính bền vững: Lưu trữ trên đám mây thân thiện với môi trường hơn và kết quả là ít sử dụng carbon hơn.
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ Cloud Server – Nền tảng công nghệ hỗ trợ tối ưu nhất cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, vui lòng liên hệ đến VNPT IDC để được tư vấn:
– Hotline: 0913.399.913 hoặc 0888.541.999 hoặc 02437.335.999 (Chỉ tiếp nhận giờ hành chính)
– Website: https://vnpt-idc.vn