Việc áp dụng công nghệ ảo hóa tại Việt nam còn rất dè dặt. Theo đánh giá ban đầu, nguyên nhân chủ yếu là do các nhà quản lý tại Việt Nam chưa nhận thức được sự cần thiết của việc tiết kiệm không gian, điện năng và nhân công trong việc ứng dụng công nghệ ảo hóa. Thêm vào đó, một nguyên nhân nữa khiến các nhà quản lý công nghệ thông tin tại Việt Nam còn e ngại chính là tính bảo mật của những hệ thống ảo này. Tuy nhiên, nếu không ảo hóa, Việt Nam sẽ tốn chi phí không nhỏ cho việc bảo dưỡng và sửa chữa những hệ thống cồng kềnh. Do đó, cần quảng bá cho các doanh nghiệp biết được những ưu thế và lợi ích mà ảo hóa đem lại để áp dụng rộng rãi công nghệ này tại Việt Nam, bắt nhịp với xu thế phát triển của thế giới.
- Công nghệ ảo hóa là gì? Máy ảo là gì?
– Hiểu theo một cách khái quát nhất, ảo hóa là quá trình tạo ra một bản sao ảo của một thực thể nào đó. Trong theo định nghĩa trong công nghệ thông tin; ảo hóa là công nghệ được thiết kế để tạo ra tầng trung gian giữa hệ thống phần cứng (hardware) và phần mềm (OS); giúp quản lý, phân phối tài nguyên phần cứng cho lớp OS ảo hoạt động trên nó. Từ một máy vật lý đơn lẻ, công nghệ ảo hóa giúp tạo ra nhiều máy ảo độc lập. Mỗi máy ảo có một thiết lập nguồn hệ thống riêng lẻ; hệ điều hành riêng lẻ và các ứng dụng riêng lẻ.
– Máy ảo là gì? Một máy ảo (VM – Virtual Machine) là một môi trường hoạt động độc lập phần mềm hoạt động cùng nhưng độc lập với hệ điều hành máy chủ. Nói cách khác, đó là việc cài đặt phần mềm độc lập nền của một CPU chạy mã biên dịch. Ví dụ, một máy ảo dùng Java sẽ chạy bất cứ chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình Java nào. Các máy ảo nên được viết riêng biệt cho hệ điều hành mà chúng chạy trên đó. Công nghệ ảo hóa thỉnh thoảng được gọi là phần mềm máy ảo năng động.
- Phân loại ảo hóa:
a. Ảo hóa hệ thống mạng:
Ảo hóa hệ thống mạng là một tiến trình hợp nhất tài nguyên, thiết bị mạng cả phần cứng lẫn phần mềm thành một hệ thống mạng ảo. Sau đó, các tài nguyên này sẽ được phân chia thành các channel và gắn với một máy chủ hoặc một thiết bị nào đó. Nói cách khác, thay vì chạy cơ sở hạ tầng kiểm soát mạng vật lý, một hypervisor tạo lại chức năng đó trong môi trường phần mềm. Ảo hóa mạng có thể được kết hợp với ảo hóa phần cứng, tạo ra một mạng lưới phần mềm của các hypervisor có thể giao tiếp được với nhau. Ảo hóa hệ thống mạng có thể được sử dụng để kiểm tra và thực hiện các chức năng mạng cấp cao như cân bằng lưu lượng tải và tường lửa cũng như các vai trò khác như định tuyến và chuyển mạch.
b. Ảo hóa máy tính Deskop:
Ảo hóa máy tính để bàn giúp tách môi trường trong máy tính để bàn ra khỏi phần cứng vật lý mà người dùng đang tương tác. Thay vì dùng để lưu trữ hệ điều hành, môi trường máy tính để bàn, các loại file người dùng, ứng dụng… trên ổ cứng của thiết bị, các máy tính để bàn được ảo hóa để phục vụ riêng cho người dùng. Có nghĩa là mô hình này cho phép đặt máy tính ảo trên một máy chủ từ xa tại trung tâm dữ liệu, thay vì trên thiết bị lưu trữ tại chỗ của một máy khách. Toàn bộ hệ thống sẽ thực sự được quản lý bởi một máy chủ. Điều này cho phép quản trị viên hệ thống có toàn quyền kiểm soát môi trường máy tính để bàn của người dùng từ một điểm truy cập từ xa. Khi quản trị viên tung ra các bản cập nhật trên máy chủ, các bản cập nhật này sẽ được áp dụng ngay lập tức cho người dùng mà không cần sử dụng kỹ thuật tunneling, các truy cập vật lý hoặc hồ sơ người dùng dành riêng cho thiết bị. Bằng cách tách môi trường máy tính để bàn khỏi phần cứng mà nó chạy, người dùng có thể được tự do truy cập máy tính “của họ” từ bất kỳ máy tính để bàn nào khác.
c. Ảo hóa phần cứng thiết bị:
Đây là loại ảo hóa quen thuộc nhất đối với hầu hết người dùng. Ví dụ như bạn chạy một máy ảo trong VirtualBox đồng nghĩa với việc bạn đang chạy ảo hóa phần cứng. Bộ giả lập hệ thống trò chơi điện tử cũng hoạt động theo nguyên tắc tương tự, sử dụng trình siêu giám sát để tạo ra các tham số của bảng điều khiển trò chơi điện tử. Trong ảo hóa phần cứng, hypervisor tạo ra một máy khách, bắt chước các thiết bị phần cứng như màn hình, ổ cứng và bộ vi xử lý. Trong một số trường hợp, hypervisor chỉ đơn giản là mô phỏng cấu hình của máy chủ. Trong các trường hợp khác, một hệ thống hoàn toàn riêng biệt và độc lập được gọi là ảo hóa, điều này tùy thuộc vào nhu cầu của môi trường sử dụng. Nói tóm lại, ảo hóa phần cứng được chia làm 2 loại:
+ Ảo hóa phần cứng toàn phần là toàn bộ các bộ phận thuộc phần cứng của máy thực sẽ được ảo hóa hết, tạo ra một bộ phần cứng ảo dùng cho hệ điều hành khác trên máy thực. Ảo hóa phần cứng toàn phần được sử dụng khi có nhu cầu chia sẻ một máy tính cho nhiều người dùng, tạo tính bảo mật khi nhiều người cùng làm việc chung trên một máy tính.
+ Ảo hóa phần cứng một phần chỉ ảo hóa một, vài bộ phận phần cứng trên máy thực. Ảo hóa phần cứng một phần không cung cấp đủ tài nguyên cho một hệ điều hành mới chạy trên máy thực. Ảo hóa phần cứng giúp máy chủ chạy một phần mềm quan trọng nào đó mà không cần phải dùng đến máy ảo để tránh lãng phí tài nguyên.
- Các ứng dụng ảo hóa được áp dụng phổ biến hiện nay:
Dưới đây là 6 lĩnh vực mà chúng ta sẽ thấy sự hiện diện của công nghệ ảo hóa:+ Công nghệ ảo hóa hóa mạng: Là một phương thức kết hợp và chia băng thông mạng có sẵn thành các kênh độc lập khác nhau. Đương nhiên, các kênh sau khi sử dụng công nghệ ảo hóa này có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm và được phân bổ cho một máy chủ hoặc thiết bị cụ thể theo thời gian thực. Bằng việc tận dụng công nghệ ảo hóa, nó đã giúp loại bỏ sự phức tạp của hệ thống mạng bằng cách tách nó vào các phần có thể quản lý để giúp việc quản lý các tệp dễ dàng hơn.
+ Công nghệ ảo hóa lưu trữ: Là việc gom nhóm các thành phần lưu trữ vật lý từ nhiều thiết bị lưu trữ khác nhau thành một thiết bị lưu trữ duy nhất sau đó được quản lý và điều khiển từ cùng một giao diện quản lý. Công nghệ ảo hóa lưu trữ thường được sử dụng trong các mạng lưu trữ.
+ Công nghệ ảo hóa máy chủ: Là việc phân chia các tài nguyên máy chủ cho nhiều máy ảo độc lập. Như vậy, bằng việc sử dụng công nghệ ảo hóa này, người sử dụng máy chủ ảo không cần quan tâm đến việc quản lý các tài nguyên nữa. Thay vào đó họ chỉ tập trung vào việc sử dụng và yêu cầu mở rộng khi cần thiết.
+ Công nghệ ảo hóa dữ liệu: Là việc tác động đến việc quản lý dữ liệu, chẳng hạn như vị trí, hiệu suất hoặc định dạng. Qua đó sẽ tạo điều kiện cho việc truy cập dễ dàng hơn từ nhiều thiết bị.
+ Công nghệ ảo hóa máy trạm: Bằng công nghệ ảo hóa, người dùng có thể truy cập máy tính của mình thông qua một thiết bị đầu cuối bất kỳ (như điện thoại thông minh, máy tính bảng) tại bất cứ nơi đâu. Các máy trạm ảo hóa chạy trên máy chủ đặt tại trung tâm dữ liệu giúp tăng tính linh động và an toàn, giảm chi phí quản lý.
+ Công nghệ ảo hóa ứng dụng: Lớp ứng dụng được tách hoàn toàn ra khỏi hệ điều hành. Bằng cách sử dụng công nghệ ảo hóa này, ứng dụng có thể chạy dưới dạng đóng gói mà không bị phụ thuộc vào hệ điều hành bên dưới. - Tại sao nên sử dụng công nghệ ảo hóa.
Tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa hạ tầng CNTT là điều mà các doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh trong cả nước hay trên toàn cầu. Ảo hóa giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực bảo mật dữ liệu, tăng cường khả năng khôi phục hoạt động sau thảm họa, nâng cao tính linh hoạt và cắt giảm chi phí đầu tư cho CNTT như phải cập nhật liên tục các phần mềm, các tính năng mới… trên nhiều máy tính vật lý.
Ngoài việc tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, công nghệ ảo hóa đang hướng người sử dụng đến môi trường làm việc di động khi mà các thiết bị cầm tay ngày càng đa dạng hơn, như điện thoại đi động thông minh hay máy tính bảng. Công nghệ ảo hóa máy tính giúp người ta có thể làm việc từ “thiết bị đầu cuối” – máy tính để bàn từ xa của họ. Tất cả các chương trình, ứng dụng, hoạt động xử lý và sử dụng đều được chạy tập trung trong trung tâm dữ liệu. Ví dụ, nếu thiết bị đầu cuối gửi một tài liệu đến máy in, yêu cầu đó thực sự diễn ra bên trong trung tâm dữ liệu nơi đặt máy tính ảo và máy chủ in ấn. Dữ liệu in ấn đi đến máy in mạng và đi ra ngoài giao thức hiển thị của máy tính.
– Ngoài ra việc giảm thời gian thiết lập máy chủ, kiểm tra phần mềm trước khi đưa vào hoạt động cũng là một trong những mục đích chính khi ảo hóa máy chủ. Công nghệ mới này sẽ tạo ra những điều mới mẻ trong tư duy của các nhà quản lý công nghệ thông tin về tài nguyên máy tính. Khi việc quản lý các máy riêng lẻ trở nên dễ dàng hơn, trọng tâm của CNTT có thể chuyển từ công nghệ sang dịch vụ.