Cloud Storage – Cloud lưu trữu hay Lưu trữ dữ liệu lên cloud (Lưu trữ dữ liệu lên đám mây) là một dịch vụ được cung cấp bởi một công ty hoặc doanh nghiệp nào đó, có thể là các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cho phép người dùng có thể sử dụng dịch vụ của họ để lưu trữ, quản lý, chia sẻ, sao lưu các dữ liệu (Hình ảnh, Video, Tập tin,…) từ xa, tức bạn có thể sử dụng và quản lý dữ liệu tại bất kỳ đâu và bất cứ nơi nào chỉ cần một thiết bị điện thoại hoặc máy tính có kết nối Internet.
Lưu trữ dữ liệu lên cloud hay Cloud storage là một thuật ngữ dùng để chỉ các hành động lưu giữ, sắp xếp, quản lý, chia sẻ, và sao lưu dữ liệu của cá thể sở hữu nó trên một hệ thống lưu trữ bên ngoài ổ cứng được duy trì bởi các nhà cung cấp (hay bên thứ ba). Dịch vụ này cho phép khách hàng hay người dùng có thể truy cập được tất cả các tệp tin của họ từ xa tại bất kỳ vị trí địa lý nào.
Dịch vụ này cho phép khách hàng hay người dùng có thể truy cập được tất cả các tệp tin của họ từ xa tại bất kỳ vị trí địa lý nào.
Tức là, thay vì lưu trữ thông tin vào ổ cứng máy tính của bạn hoặc các thiết bị lưu trữ cục bộ khác như usb chẳng hạn, bạn lưu nó vào 1 hệ cơ sở dữ liệu từ xa. Máy tính của bạn sẽ được kết nối với hệ cơ sở dữ liệu đó thông qua internet, và nhờ kết nối internet, bạn sẽ truy xuất được dữ liệu mình cần thông qua các ứng dụng desktop hay ứng dụng web online.
Lấy một ví dụ đơn giản: Nếu bạn đang tải cái gì đó lên Google Drive của mình thì đó là bạn đang tải 1 tệp dữ liệu lên kho lưu trữ đám mây – cloud storage rồi đó. Và trong trường hợp này thì Google chính là bên cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây.
- Lợi ích đối với doanh nghiệp:
– Giảm thời gian triển khai: Với tính năng lưu trữ đám mây, các quản trị viên chỉ cần xác định số lượng dữ liệu và tổng dung lượng lưu trữ cần thiết. Rồi tập trung làm việc khác thay vì loay hoay triển khai lưu trữ riêng cho công ty.– Quản lý thông tin dễ dàng: Bằng cách sử dụng tính năng quản lý của dịch vụ lưu trữ đám mây, bạn dễ dàng thực hiện công việc quản lý thông tin vô cùng dễ dàng phân quyền, quản trị thành viên, chia sẽ dữ liệu nội bộ, cá nhân.
– Tổng chi phí đầu tư thấp: Thay vì bỏ một đống tiền ra mua phần cứng, ổ cứng và dự trù thêm một khoản phí để mở rộng, bảo trì sau này. Thì với lưu trữ đám mây bạn có thể thêm hoặc xóa bớt không gian lưu trữ theo nhu cầu và chỉ trả tiền cho những lưu trữ mình sử dụng thôi
– Khôi phục thiệt hại: Sử dụng lưu trữ đám mây nghĩa là bạn đã có 1 bản copy dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp. Trường hợp không may dữ liệu bị hư hỏng hay mất bạn vẫn sẽ còn bản copy này
- Lợi ích đối với cá nhân:
– Sử dụng dễ dàng: Như mình có nói ở trên, các dịch vụ lưu trữ đám mây đều cung cấp giao diện ứng dụng cho máy tính hoặc ứng dụng web online. Giao diện đều thân thiện và nhiệm vụ của bạn là kéo/thả dữ liệu của bạn từ ổ lưu trữ cục bộ vào ổ cứng lưu trữ đám mây thôi.
– Băng thông: Tùy vào các dịch vụ, nhưng đa số băng thông đều cao. Thay vì bạn gửi mail cho sếp, mất khoảng thời gian để tải tập tin lên (mà còn giới hạn 25MB nữa chứ) thì bạn chỉ cần dán 1 link đến tập tin bạn lưu trữ, chia sẻ quyền xem thế là xong
– Tính truy cập cao: Mọi dữ liệu chứa ở đám mây có thể sử dụng ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào thông qua internet.
– Tiết kiệm chi phí: Không chỉ riêng doanh nghiệp mà cả cá nhân cũng vậy, thay vì tốn cả triệu mua ổ cứng di động chẳng hạn, bạn chỉ tốn hơn 1,000 vnđ để có 1GB dữ liệu trên mây mỗi tháng và chỉ trả cho những gì mình dùng thôi. - Khi nào thì nên dùng cloud lưu trữ?:
– Backup and reccovery: Sao lưu và phục hồi luôn là một phần quan trọng để đảm bảo dữ liệu luôn được bảo vệ và lấy lại khi cần thiết. Với yêu cầu ngày một tăng như hiện nay đó là cả một thách thức. Tuy nhiên lưu trữ đám mây mang lại chi phí thấp, độ bền cao và quy mô lớn là giải pháp thích hợp cho sao lưu, phục hồi.
– Kiểm thử và phát triển phần mềm: môi trường kiểm tra và triển khai phần mềm, ứng dụng luôn đòi hỏi phải tách biệt, độc lập và mỗi môi trường cũng phải giống nhau để xây dựng, quản lý. Có một số công ty lớn đã đã tạo ra các ứng dụng có tốc độ nhanh bởi tận dụng được tính linh hoạt, hiệu suất cao và chi phí thấp của lưu trữ đám mây. Hiện nay các Developer trên thế giới cũng đang theo xu hướng chuyển sang các lựa chọn lưu trữ đám mây thay vì phải nhức đầu quản lý ở môi trường cục bộ.
– Di chuyển dữ liệu đám mây: Tính sẵn sàng, độ ổn định và lợi thế về chi phí khiến các chủ doanh nghiệp bị hấp dẫn. Tuy nhiên với các quản trị viên quản lý việc lưu trữ, sao lưu, bảo mật lo ngại việc phải di chuyển một lượng lớn dữ liệu lên đám mây hoặc ngược lại vì sợ mất thời gian, bảo mật… Hiện nay có một số nhà cung cấp ra mắt dịch vụ di chuyển dữ liệu lớn đến đám mây với băng thông cao, giải quyết được vấn đề thời gian và cả bảo mật.
– Dữ liệu lớn: dữ liệu lớn lên theo thời gian đòi hỏi các các giải pháp mới vì giải pháp truyền thống không phù hợp nữa với chi phí, hiệu suất và khả năng mở rộng. Các dữ án với dữ liệu lớn (big data) phải có hồ chứa dữ liệu (data lakes) để lưu trữ. Hồ chứa dữ liệu được xây dựng trên lưu trữ đối tượng (object storage) giữ thông tin ở dạng nguyên bản và bao gồm siêu dữ liệu phong phú cho phép khai thác có chọn lọc để phân tích. Hồ chứa dữ liệu trên “mây” thường nằm trong vị trí trung tâm của kho dữ liệu, tiến trình xử lý, dữ liệu lớn và công cụ phân tích.