Như đã đề cập sơ lược ở bài viết về Cloud private, lưu trữ đám mây (cloud storage) có 3 loại, trong đó phổ biến là nhất là đám mây công cộng (pubilc cloud) và đám mây riêng (private cloud). Bạn đang thắc mắc liệu dịch vụ Private Cloud là gì và có khác gì so với sử dụng Public Cloud? Tại Việt Nam dịch vụ này hiện có đang phổ biến và được nhiều doanh nghiệp sử dụng hay chưa?
Về cơ bản đây là một trong những hình thức được rất nhiều người sử dụng bởi vì nó mang lại sự linh hoạt và bảo mật đến mức tối đa trong việc quản lý hạ tầng và tối ưu hóa nguồn chi phí cần thiết. Đồng thời đảm bảo triển khai một cách tốt nhất theo từng nhu cầu thuê máy chủ ảo.
- Việc sử dụng dịch vụ private cloud khác gì so với Public Cloud?
– Bắt đầu với Public Cloud – đây có lẽ là khái niệm được nhiều người nghĩ đến khi sử dụng Cloud. Public Cloud được cung cấp bởi những Cloud Service Provider, và những người thuê một phần của Cloud này được xem là những Tenants. Những Tenants chỉ việc trả cho Cloud Service Provider chi phí mà họ đã sử dụng Cloud, sử dụng được bao nhiêu thì họ sẽ trả bấy nhiêu. Đó chính là lợi thế của công nghệ đám mây (Cloud Computing).
– Dịch vụ Public Cloud cho phép người sử dụng không phải chịu trách nhiệm nhiều đối với dữ liệu riêng của bạn. Dữ liệu đó được quản lý và duy trì bởi Data Center. Một yếu tố khác biệt giữa Public Cloud và dịch vụ Private Cloud đó chính là sự bảo mật của thông tin dữ liệu có thể bị mất khi sử dụng Public Cloud. Riêng với Private Cloud, cho phép bạn có được tính bảo mật tuyệt đối vì Cloud đó chỉ có một Tenant – chính là công ty của bạn. Từ đó việc sử dụng Private Cloud có thể giúp bạn chiếm được thông tin tuyệt đối từ khách hàng từ công việc kinh doanh của bạn mà không phải chia sẻ cho nhiều Tenants khác trong Public Cloud, giúp cho việc cạnh tranh của bạn thuận lợi bởi tránh được sự dòm ngó của đối thủ cạnh tranh.
- Ưu điểm khi sử dụng Private cloud
Triển khai một hệ thống Private cloud tốn rất nhiều chi phí nhưng nếu hoàn thiện không thể không kể đến những ưu điểm mà hệ thống đem lại. Đây cũng là phần quan trọng giúp bạn hiểu rõ Private cloud là gì?
+ Linh hoạt, kiểm soát và ổn định: Private cloud mang lại cho người sử dụng nhiều quyền kiểm soát hơn. Tùy theo nhu cầu của người dùng riêng, có thể toàn quyền sử lý cũng như sẽ chủ động linh hoạt vệc mở rộng hoặc thu hẹp tài nguyên.
Hay bạn có thể tùy ý cài đặt các ứng dụng hoặc phần mềm cần thiết. Bên cạnh đó, số lượng máy chủ nhiều giúp đảm bảo dịch vụ hoạt động một cách mạnh mẽ và ổn định.
+ Cơ sở hạ tầng được độc lập: Vì xây dựng trên cụm server vật lý riêng cho nên mô hình này độc lập về cơ sở hạ tầng nên người sử dụng có thể hạn chế tối đa của các tác động hoặc ảnh hưởng từ những người sử dụng khác.
+ Độ bảo mật cao: Sở hữu kiến trúc được xây dựng độc lập riêng cho người dùng, những hoạt động trên máy chủ ảo dùng riêng này không để Public công cộng, cũng như không có sẵn. Vì vậy tài nguyên được chia sẻ từ những cụm tài nguyên hoàn toàn riêng biệt, hệ thống đám mây riêng thường đảm bảo tính riêng tư và bảo mật cao.
+ Chi phí hợp lý: tiết kiệm thời gian, chi phí để đầu tư phần cứng cũng như thiết bị và license.
+ Thời gian uptime lên đến 99,99%. - Khi sử dụng Virtual Private Cloud, cần lưu ý những gì?
Hình thức virtual private networks sẽ mang lại lợi ích công ty của bạn đã có sẵn một trung tâm dữ liệu từ đó có thể sử dụng trên cơ sở hạ tầng hiện tại. Tuy nhiên, ngoài lợi ích bạn có thể thấy được bạn phải cân nhắc đến việc những điểm yếu khi sử dụng dịch vụ Private Cloud sau đây:
– Thời gian lâu, những Servers của bạn có thể cần phải thay thế, và việc thay thế đó sẽ rất tốn kém.
– Việc sử dụng lắp đặt Private Cloud thì tất cả sự quản lý, đổi mới cũng như chịu trách nhiệm cho thông tin đều nằm trong tay công ty của bạn. Thực tế cho thấy rằng, những doanh nghiệp lớn thường sử dụng Private Cloud và những doanh nghiệp nhỏ thường sử dụng Public Cloud.
Việc ứng dụng công nghệ Private cloud hỗ trợ máy chủ đem đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, giúp qua trình làm việc của hệ thống trở nên đông bộ hơn. Nhưng bên cạnh đó, Private cloud cũng có những hạn chế sau:
+ Giới hạn khu vực hoạt động: Đám mây riêng này chỉ có khả năng truy cập đến những cục bộ và khó nâng mức triển khai lên toàn cầu.
Chi phí mua phần cứng mới để đáp ứng được nhu cầu cho hệ thống máy chủ ảo dùng riêng là 1 dịch vụ mất nhiều chi phí.
+ Khả năng mở rộng bị hạn chế: Dạng Cloud này chỉ được co giãn trong 1 phạm vi nhất định cụ thể là dung lượng của những tài nguyên lưu trữ nội bộ còn thấp.
+ Kỹ năng bổ trợ: với mục đích duy trì hệ thống Private Cloud, những doanh nghiệp cần 1 đội ngũ nhân sự có hiểu biết chuyên môn cao.
Tóm lại, Private Cloud phù hợp cho những doanh nghiệp cấp cao có nhu cầu về dung lượng lưu trữ lớn có thể mở rộng và đáng tin cậy cũng như có khả năng chi trả một khoản chi phí.
- Dịch vụ private cloud tại IDC VNPT:
– Giải pháp dịch vụ Private Cloud tại IDC VNPT là giải pháp giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống cung cấp máy chủ ảo sử dụng nền tảng điện toán đám mây Openstack hoặc Vmware. Hệ thống được tích hợp với 1 portal quản trị chuyên dụng với đầy đủ tính năng Khả năng HA, cơ chế backup thông minh hay khả năng giám sát chuyên sâu… dành cho người quản trị hệ thống và người dùng. Bên cạnh đó, toàn bộ hạ tầng được tư vấn thiết kế theo cơ chế cluster 2n+1, giúp hệ thống luôn có hiệu năng ổn định và dự phòng trước các rủi ro phần cứng. Để tìm hiểu thêm thông tin về Private Cloud là gì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.
Trân trọng!
+ Hotline: 0913 399 913
+ Website: https://vnpt-idc.vn
+ Fanpage: https://www.facebook.com/vnptidconline
Các bài viết tham khảo
1. Cloud private là gì? Doanh nghiệp nào nên sử dụng cloud private?
2. Có nên xây dựng cloud private cho doanh nghiệp?
3. Giải pháp cloud private dành riêng cho doanh nghiệp
4. Tư vấn tận dụng hạ tầng vật lý sẵn có, chuyển đổi hạ tầng lên máy chủ cloud