Với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ cao thì hiện nay việc ứng dụng điện toán đám mây vào hoạt động kế toán của doanh nghiệp đang là một trong những xu hướng hiện đại. Vậy chúng có ứng dụng như thế nào và lợi ích từ việc ứng dụng này là gì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết “ Doanh nghiệp ứng dụng cloud server vào hệ thống ERP” dưới đây nhé.
- Tại sao ERP dựa trên nền tảng điện toán đám mây dần vượt trội?
Việc áp dụng ERP trên nền tảng điện đám mây đang ngày càng mở rộng khắp đất nước. Dưới đây là một vài lí do chính:
- Chi phí đầu vào thấp
– Chi phí trả trước của ERP đám mây rẻ hơn so với việc doanh nghiệp đầu tư lớn vào hệ thống ERP tại chỗ, bao gồm trả trước cho Phí bản quyền phần mềm vĩnh viễn.
– Không phải xây dựng và duy trì hệ thống, dịch vụ server vật lý (Server và dịch vụ phận hành phần mềm, nâng cấp phần mềm, bảo mật dữ liệu … do nhà cung cấp ERP lo).
– Không cần lo lắng đến việc thiết bị phần cứng hỏng hóc và nâng cấp thay thế
– Quan trọng hơn nữa là bạn liên tục phải chi 1 khoản ngân sách không nhỏ cho việc duy trì đội ngũ IT thực hiện bảo trì, bảo mật và khắc phục sự cố nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định. Đội ngũ IT cũng thường xuyên thay đổi, chuyển việc là rủi ro tiềm tàng cho doanh nghiệp tự vận hành hệ thống ERP của mình.
Việc nắm được tổng chi phí sở hữu phần mềm ERP đám mây theo từng tháng, từng năm giúp doanh nghiệp đảm bảo dòng tiền ổn định, thuận lợi cho việc lập kế hoạch và ngân sách.
Do không mất thời gian, nhận lực và tiền trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng server vật lý nên việc triển khai Cloud ERP tiết kiệm tới hơn 30% nguồn lực so với ERP thông thường. Bạn chỉ cần cấu hình phần mềm theo yêu cầu của mình thông qua trình duyệt web.
ERP đám mây sẽ giúp bạn tiết kiệm:
+ 50% chi phí nhân lực đội phát triển
+ 25% chi phí phân tích yêu cầu
+ 10% chi phí kiểm thử
+ 40% chi phí bảo trì, hỗ trợ
+ 15% chi phí sao lưu dữ liệu dự phòng
+ 40-50% tổng chi phí triển khai - Chức năng
– Truy cập di động vào các hệ thống ERP tại chỗ có thể yêu cầu nhà cung cấp bên thứ ba trao quyền kết nối giữa phần mềm tại chỗ và thiết bị di động. Trong khi đó, các ERP trên nền tảng điện toán đám mây cung cấp quyền truy cập này.
- Phát triển quan điểm bảo mật
– Các loại dữ liệu tài chính, khách hàng và nhân viên mang tính nhạy cảm của công ty, cũng như bí mật thương mại và thông tin quan trọng khác được lưu giữ trong hệ thống ERP đôi khi khiến các chủ doanh nghiệp ngần ngại chuyển sang hệ thống dựa trên điện toán đám mây. Tuy nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ ERP đám mây có uy tín đã chứng minh một cách kiên định là họ luôn giữ các tiêu chuẩn bảo mật nghiêm ngặt và hiệu quả để đảm bảo an toàn cho dữ liệu của khách hàng. Các công ty thậm chí có thể bảo mật thông tin của họ hơn nữa bằng cách sử dụng các kiểm toán viên bảo mật của bên thứ ba.
– Điểm khác biệt của phần mềm ERP và phần mềm Cloud ERP là dữ liệu được lưu trữ trên “Cloud Platform” thay vì dưới máy chủ tại công ty sử dụng. Điều này giúp việc bảo mật và vận hành đạt tới tiêu chuẩn cao hơn nhưng lại dễ gây hiểu nhầm là không bảo mật bằng server vật lý. Tính bảo mật của điện toán đám mây có thể hiện ở khả năng phục hồi và dự phòng. Một khi dữ liệu của bạn được đưa lên đám mây (Cloud) sẽ được sao lưu (back up) thường xuyên và được lưu trữ tại nhiều nơi. Gần như đại đa số các hệ thống ERP cài đặt trên server vật lý không có được điều này.
– Về bảo mật cũng như vận hành chau chuốt, khi doanh nghiệp triển khai ERP đám mây thì những nhà cung cấp dịch vụ ERP sẽ chịu trách nhiệm chính trong hoạt động bảo mật. Khi đó luôn luôn có một đội ngũ chuyên gia an ninh mạng hàng đầu thế giới theo dõi và đảm bảo an toàn cho dữ liệuNgược lại, với ERP cài đặt tại chỗ thì bộ phận IT của doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm bảo mật thông tin, và điều dễ dàng nhận thấy chênh lệch năng lực quản trị và bảo mật của doanh nghiệp tự tổ chức với công ty cung cấp ERP chuyên nghiệp đẳng cấp thế giới. - Tốc độ triển khai ERP đám mây nhanh và linh hoạt hơn
– Các hệ thống Cloud ERP điện toán đám mây chạy trên Internet linh hoạt hơn nhiều và được liên tục nâng cấp bởi các nhà cung cấp. Phần mềm được nâng cấp hoặc cải tiến được triển khai dễ dàng vào hệ thống của bạn. Khi đó, bạn luôn được hưởng lợi từ các công nghệ mới nhất mà không phải bỏ thêm chi phí.
Các dự báo và đánh giá đều chỉ ra rằng ERP đám mây sẽ phát triển nhanh và mạnh hơn trong tương lai do có nhiều yếu tố thuận lợi. - Gia tăng năng suất lao động
– Với việc ứng dụng điện toán đám mây vào lưu trữ dữ liệu giúp cho mọi phòng ban trong công ty được kết nối với nhau và có thể kết nối từ bất kì đâu cả bên trong hoặc ngoài công ty điều này cho ra một quy trình làm việc nhất quán nhất và không cần phải tốn nhiều thời gian chờ phòng ban này duyệt phòng ban kia duyệt như trước đây nữa. Mọi công việc đều thực hiện trên môi trường Online.
Theo nghiên cứu, các giải pháp Cloud ERP thường mang lại năng suất tốt hơn so với các phần mềm on-premise ERP. Bởi vì:
+ Mục đích cấu trúc phần mềm Cloud ERP được thiết kế để mang đến năng suất tối đa, cung cấp hiệu quả tối ưu phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
+ Tự động điều chỉnh và cung cấp các nguồn lực bổ sung tức thời để đáp ứng sự tăng trưởng vượt bậc của doanh nghiệp.
+ Nhân viên có thể dễ dàng theo dõi các hoạt động của doanh nghiệp trên hệ thống Cloud ERP vì giải pháp này cung cấp dữ liệu về thời gian thực ở bất cứ nơi nào. -
Cải thiện quy trình làm việc
– Phần mềm giúp tìm ra được những điểm chưa được và cần cải tiến trong quy trình làm việc từ đó giúp chủ doanh nghiệp đưa ra phương án phù hợp để cải thiện quy trình làm việc của công ty2. So sánh Cloud ERP và ERP truyền thống:
Dưới đây là bảng so sánh sự khác biệt giữa phần mềm Cloud ERP và phần mềm ERP truyền thống:Việc lựa chọn phương thức triển khai là một dấu mốc quan trọng cho sự thành công của một dự án ERP. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ.