Các công ty tạo ra các khách hàng tiềm năng hoặc thúc đẩy bán hàng dựa trên các trang web hiện nay đang rất chú trọng đến việc cải thiện hiệu suất mạng phân phối nội dung CDN. Vậy CDN là gì và có lợi ích thế nào? Hãy cùng VNPT IDC tìm hiểu trong bài viết dưới đây
1. Mạng phân phối nội dung CDN là gì?
– CDN (Content Delivery Network) có nghĩa là mạng phân phối nội dung. Nó có tác dụng giúp các website tải nhanh hơn, làm tăng trải nghiệm người dùng về tốc độ của website. CDN có kết cấu đơn giản gồm một máy chủ gốc và các máy chủ trung gian. Máy chủ gốc là trung tâm dữ liệu cho toàn bộ website. Các máy chủ trung gian (PoPs – Points of Presense) được đặt ở nhiều khu vực khác nhau trên toàn cầu. Chúng có tác dụng lưu trữ liệu sao chép từ Original Server và phản hồi cho user gần nhất khi họ truy cập. Nhờ đó mà thời gian tải trang được rút ngắn đáng kể.
– CDN có thể hiểu là một hệ thống các server được đặt rải rác ở nhiều nơi, nhằm lưu trữ và cung cấp dữ liệu cho người dùng.
2. Những lợi ích của CDN đối với dịch vụ của doanh nghiệp
Mạng phân phối nội dung CDN đã có những bước tiến đáng kể trong những năm vừa qua. Nó là một bộ máy chủ phân tán theo vị trí địa lý, giúp lưu trữ bản sao của website trong hệ thống của chúng.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 3 giây là thời gian người dùng tối đa chờ đợi nội dung tải trước khi 40% trong số họ bỏ trang web. Và sự chậm trễ chỉ 0,1 giây trong việc tải trang web có thể dẫn đến mất 1% doanh thu. CDN có vai trò chính là cung cấp nội dung các trang của bạn từ máy chủ gần với vị trí của người dùng nhất. Từ đó giúp nâng cao trải nghiệm người dùng, làm tăng sự hài lòng của khách hàng. Có thể thấy rằng, việc cải thiện hiệu suất của CDN là điều bắt buộc đối với bất kỳ công ty nào dựa vào các trang web để tạo ra các khách hàng tiềm năng hoặc thúc đẩy bán hàng.
Không chỉ giúp tăng tốc độ tải của hệ thống, CDN còn mang lại nhiều lợi ích như sau:
- Tăng bảo mật: Ta có thể cài đặt SSL edge server trong CDN để tăng tính bảo mật cho hệ thống.
- Chống DDOS: Một số CDN provider như Cloudflare còn đi kèm luôn dịch vụ chống DDOS. Các CDN này có khả năng chịu tải cao, có sẵn bộ lọc để chống DDOS trước khi những request này tới được server chính.
- Caching, tiết kiệm băng thông: Thông thường, người ta lưu trữ những file tĩnh như ảnh, css … trên CDN. Tuy nhiên, một số CDN có thể dùng để cache kết quả từ server (dynamic caching).
- Thay vì truy cập và lấy dữ liệu đến server chính (origin server), người dùng lấy dữ liệu từ cache của CDN, nhanh và tiết kiệm băng thông hơn nhiều.
- Tăng tính ổn định của hệ thống: Khi hệ thống chỉ hoạt động dựa trên 1 server, nếu server đó tèo đồng nghĩa với toàn bộ hệ thống di tong.
- Với CDN, ta có nhiều server nên nếu một server nào đó có bị sập, người dùng vẫn có thể truy cập được dữ liệu trên server khác của hệ thống CDN.
Ngoài ra, CDN còn có khả năng nhận ra các mẫu lưu lượng truy cập độc hại và malware. Nhờ vậy chúng có thể ảo vệ trang web của bạn khỏi các tổn thương không đáng do những tấn công không mong muốn, góp phần trong việc bảo mật cho website chống lại các cuộc tấn công DDoS.