Dịch vụ giá trị gia tăng VAS (Value Added Services) thường được hiểu là các dịch vụ gia tăng trên điện thoại di động. Hiểu rộng ra thì VAS là các dịch vụ cung cấp giá trị phụ trội thêm cho các giá trị cốt lõi của một thứ gì đó.
Điện thoại di động, thuở sơ khai tính năng cơ bản chính là nghe/ gọi, như vậy toàn bộ các tính năng khác của mobile chính là tính năng gia tăng: gửi, nhận tin nhắn, chụp ảnh, nghe nhạc, lưu trữ dữ liệu, nhạc chờ, nhạc chuông, chơi game…Tất cả đều được hoạt động trên nền tảng đã xây dựng tích hợp và cần cài đặt trên máy chủ VAS.
- Dịch vụ VAS ngày càng phổ biến và là hình thức kinh doanh/ hợp tác kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
– Dịch vụ VAS được hiểu thông dụng tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới được hiểu là các dịch vụ được cung cấp cho người dùng trên các mạng di động bởi chính nhà mạng hoặc là các dịch vụ cung cấp đến người dùng thông qua nhà mạng bởi các đơn vị thứ ba.
– Hiện nay, các dịch vụ VAS đang nở rộ ở rất nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Theo các chuyên gia viễn thông, dịch vụ giá trị gia tăng đang đóng góp gần 50% doanh thu của các nhà mạng. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của loại hình sản phẩm này, các nhà mạng không thể sống mà không có VAS. Song song với tỷ lệ đó là mức doanh thu hàng năm khổng lồ mà các nhà mạng thu được; các dịch vụ mới luôn nằm sẵn trên giấy chỉ chờ triển khai cho thấy sự phát triển rất mạnh mẽ của loại hình này. Việc mạng 4G đã được đưa vào thử nghiệm ở Việt Nam cũng báo hiệu một tương lai không thể tươi sáng hơn cho các nhà phát hành VAS. - Xây dựng dịch vụ VAS như thế nào?– Các dịch vụ giá trị gia tăng được cung cấp cho người dùng trên các mạng di động bởi chính nhà mạng hoặc thông qua đơn vị thứ ba. Các đơn vị cung cấp dịch vụ VAS trên di động được gọi là CP (Content Provider) hoặc SP (Service Provider). Một dịch vụ VAS từ khi chưa ra đời tới khi đên tay người dùng sẽ trải qua 4 bước cơ bản sau:
+ Lên ý tưởng cho dịch vụ:Sau khi khảo sát các nhu cầu của thị trường (các dịch vụ đang hot, nhu cầu người dùng cho một dịch vụ mới,…), nhà phát hành sẽ tổng hợp để đề ra một ý tưởng cụ thể cho việc kinh doanh sắp tới. Hoặc bạn lấy những ý tưởng cũ của các nhà mạng khác, hoặc bạn làm một dịch vụ hoàn toàn mới. Việc nắm bắt được tâm lý người dùng là rất quan trọng bởi bạn sẽ không thể thành công nếu không ai quan tâm tới dịch vụ bạn đang làm. Nhưng đó cũng không phải tất cả, những bước quan trọng hơn sẽ được đề cập ngay sau đây. Có thể nó sẽ cứu vớt bạn khỏi một ý tưởng tồi tệ.
+ Viết kịch bản dịch vụ: Đây là bước tốn nhiều chất xám nhất. Bạn sẽ phải dựa trên những phác thảo ban đầu để đưa ra một kịch bản kinh doanh hoàn chỉnh. Dịch vụ của bạn sẽ có cấu trúc thế nào, ai sẽ là đối tượng chính, nội dung dịch vụ được lấy từ đâu, nhà mạng nào sẽ là đối tác của bạn,… Tất cả những câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong kịch bản. Thậm chí, những chi tiết nhỏ nhặt nhất như cú pháp tin nhắn thế nào, các module sẽ đảm nhiệm chức năng gì cũng cần viết ra cụ thể; đồng thời các trường hợp có thể xảy ra đều phải được tính đến. Một kịch bản tốt sẽ làm hài lòng nhà mạng, thu hút được nhiều khách hàng tham gia sử dụng và đó phải là khung xương vững chắc cho toàn bộ dự án của bạn. Ý tưởng của bạn có thể không mới nhưng nếu bạn có những cách làm mới; hướng tới những đối tượng mới, tận dụng hết những mảnh đất chưa được khai thác; bạn hoàn toàn có thể thành công. Mọi dự án đều phải có kịch bản và kịch bản đều phải được viết một cách khéo léo, tỉ mỉ. Kịch bản là thứ cốt lõi, không thể thiếu trong dự án của bạn.
+ Thử nghiệm dịch vụ:Đây là công đoạn cuối cùng trước khi đưa dịch vụ vào vận hành. Tất cả các ứng dụng trên điện thoại của bạn, hay những tin nhắn dịch vụ bạn nhận được từ nhà mạng đều được căn chỉnh kỹ lưỡng trong bước này. Công đoạn này sẽ đảm bảo giảm thiểu những sai sót đến mức thấp nhất, sẵn sàng để tung một dịch vụ mới ra thị trường.
+ Quản lý và vận hành: Bạn cần một đội ngũ giám sát, kiểm tra các thông số kỹ thuật khi dịch vụ được chạy trên rất nhiều điện thoại. Nội dung dịch vụ cần được cập nhật liên tục, các khiếu nại từ người dùng cần được giải quyết nhanh chóng và nếu có những trục trặc kỹ thuật cũng phải khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, việc kiểm soát lượt view, lượng người dùng, quảng bá mạnh mẽ dịch vụ,… sẽ đảm bảo doanh thu cho dịch vụ của bạn.
– Một người làm dịch vụ VAS cần có cái đầu thông thái, nắm bắt được những xu thế mới, có thể nhìn xuyên suốt từ A tới Z, biết tận dụng điểm mạnh của mình đồng thời biết khắc phục những thiếu sót của dịch vụ. Và đó cũng phải là người “nhiều tay”, có thể làm nhiều việc một lúc (viết kịch bản, tìm kiếm nội dung, quản lý dịch vụ,…). Vì VAS là cả một quá trình dài hơi nên bạn cũng cần sắp xếp mọi thứ trong đầu mình thật hợp lý và ngăn nắp. Cuối cùng, hãy có những người bạn biết chia sẻ trong công việc, tôi tin bạn sẽ thành công với VAS.
- Lựa chọn máy chủ VAS là vật lý hay cloud server?
– Trong năm 2016, VNPT-Media đã hoàn thành việc phát triển hệ thống VAS Cloud, đây là một nền tảng hệ sinh thái tập trung cho dịch vụ Giá trị gia tăng của VNPT trên hạ tầng công nghệ điện toán đám mây. VNPT-Media sẽ phát triển mạnh hệ sinh thái VAS Cloud để cho tất cả các dịch vụ hiện nay của Tập đoàn sẽ được di trú vào hệ thống VAS Cloud này, để làm nên một hệ thống VAS Cloud tập trung, một hệ sinh thái tập trung để đạt một thế mạnh chung cho các dịch vụ giá trị gia tăng của Tập đoàn.
– Vậy để lựa chọn máy chủ cho dịch vụ VAS (máy chủ VAS), nên chọn máy chủ vật lý hay máy chủ cloud để tối ưu chi phí, đảm bảo hiệu quả khai thác dịch vụ cũng như thuận tiện trong quản trị, vui lòng tham khảo << tại đây!Để biết thêm thông tin chi tiết cũng như được hỗ trợ tư vấn về giải pháp máy chủ cho hệ thống kết nối dịch vụ VAS (máy chủ VAS), xin liên hệ qua hotline tư vấn 0913 399 913 / 0888 541 999 hoặc 02437 335 999 (giờ hành chính). Trân trọng!