Cloud server cung cấp một server riêng ảo giống như VPS nhưng được triển khai và phát triển trên nền tảng của công nghệ điện toán đám mây, do đó Cloud server có nhiều ưu điểm vượt trội so với công nghệ VPS thông thường.
Bài viết sau đây sẽ phân tích về hai loại hệ thống máy chủ riêng ảo này và chỉ ra những ưu điểm vượt trội của Cloud Server so với VPS truyền thống, từ đó bạn sẽ thấy doanh nghiệp nên sử dụng cloud server thay thế VPS
I. Khái niệm:
– VPS (Virtual Private Server) là dạng máy chủ ảo được tạo ra bằng phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng tương tự như máy chủ riêng (dedicated server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu đó. Mỗi VPS là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có một phần CPU riêng, dung lượng RAM riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ IP riêng và hệ điều hành riêng, người dùng có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào.
– Cloud server là máy chủ ảo được khởi tạo từ hạ tầng ảo hóa với công nghệ điện toán đám mây, bao gồm nhiều máy chủ vật lý liên kết với nhau. Mỗi máy chủ vật lý (hoặc cụm máy chủ vật lý) đóng một chức năng riêng biệt như lưu trữ, vận hành, sao lưu, dự phòng, tường lửa…và có thể tự động thay thế cho nhau trong trường hợp một trong các máy chủ vật lý khác gặp sự cố.
II. So sánh ưu điểm vượt trội của Cloud server so với VPS – Nên sử dụng cloud Server thay thế VPS
1. Tài nguyên linh hoạt (Tài nguyên được nhắc đến ở đây chính là các thông số về phần cứng mà VPS hoặc Cloud Server bạn đang sử dụng bao gồm : cpu, ram, ổ cứng, ip public, ip private ,…)
– VPS: Nếu bạn sử dụng VPS truyền thống thì các tài nguyên phần cứng của máy chủ ảo không thể tăng/giảm một cách linh động. Vì đều có yêu cầu phải dừng hoạt động VPS để kĩ thuật viên tiến hành điều chỉnh. Bên cạnh đó cũng có giới hạn nhất định với ngưỡng gia tăng thông số phần cứng do khả năng tối đa có thể nâng cấp của server vật lý.
– Cloud Server: với máy chủ đám mây, bạn có thể linh hoạt tăng/giảm tài nguyên phần cứng chỉ bằng vài cái click chuột kéo thả hoặc nhập tham số. Điểm mạnh là không cần dừng hệ thống máy chủ đang chạy lại, mà các thông số phần cứng sẽ ngay lập tức được kích hoạt hiệu nghiệm ngay. Ngưỡng giới hạn dành cho tài nguyên phần cứng cũng cao hơn nhiều so với VPS truyền thống do có thể mở rộng cụm kết nối thêm nhiều server vật lý khác, vậy nên tài nguyên gần như không hạn chế.
2. Tính tùy biến
– VPS: như đã biết một VPS phụ thuộc rất nhiều về hạ tầng cố định do được nằm trên một máy chủ vật lý đơn lẻ. Điều này khiến cho việc tuỳ biến mô hình mạng rất khó thực hiện như : mạng nội bộ (private network), dns hostname vps, lưu trữ dữ liệu,…
– Cloud server: được vận hành trên rất nhiều thiết bị và hạ tầng phía dưới, bên cạnh đó còn được xây dựng các chương trình giao diện tương tác quản lý cực kì tiện lợi qua các kênh API nội bộ. Nên việc xây dựng các mô hình máy chủ ảo liên kết với nhau rất là tiện lợi và chặt chẽ, giúp quản trị viên có nhiều lựa chọn khi chuyển đổi hệ thống doanh nghiệp lên hạ tầng đám mây. PI (Application Programming Interface) hay còn được gọi là giao diện lập trình ứng dụng sở hữu rất nhiều tính năng như: Quản lý tài nguyên, giám sát hoạt động của máy chủ và xử lý số liệu. Bên cạnh đó, khả năng tùy biến linh hoạt của API cũng là một trong những lý do khiến Cloud Server quyết định hỗ trợ kênh này cho người dùng. Ngược lại với Cloud Server, đến thời điểm hiện tại VPS vẫn không cung cấp API public cho khách hàng.
3. Hiệu suất hoạt động
– VPS: tốc độ xử lý của VPS truyền thống phụ thuộc nhiều và thiết bị phần cứng của máy tính vật lý chứa VPS. Nên nếu một server mới, với cấu hình mạnh mẽ, đồ mới, ổ cứng SSD/HDD,… cũng sẽ cho bạn một tốc độ xử lý tốt phụ thuộc vào ngưỡng quy định của nhà cung cấp. Nhưng theo thời gian dài thì phần cứng sẽ cũ đi giảm hiệu năng và ảnh hưởng đến khả năng xử lý của VPS về sau.
– Cloud server: một máy chủ ảo đám mây sẽ được vận hành bởi một hạ tầng rất là thông minh và mạnh mẽ, có khả năng quản lý theo dõi hiệu suất của các phần cứng như cpu, ram, hdd/sdd,… qua đó tự động phân bổ tài nguyên cho máy chủ cloud hợp lý nhằm đảm bảo hiệu năng tốt nhất. Thậm chí nếu node của máy chủ vật lý nào đó bị tấn công thì hệ thống hạ tầng có thể di chuyển các máy chủ ảo sang node khác nhằm ổn định hơn cực kì dễ dàng.
4. An toàn dữ liệu:
– VPS: Nguy cơ hỏng hóc, mất dữ liệu từ máy chủ vật lý luôn hiện hữu quanh hệ thống CNTT của bạn. Do hoạt động đơn lẻ nên nếu server vật lý gặp sự cố sẽ kéo theo toàn bộ hệ thống VPS trên server đó dừng hoạt động và khả năng mất dữ liệu xảy ra. Đặc biệt, nếu VPS của khách hàng cùng node với bạn bị virus tấn công, thì chắc chắn rằng VPS của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
– Cloud server: Hệ thống Cloud Server có cơ chế tự theo dõi trạng thái của các Server, hệ thống tự động chuyển đổi giữa các server khi mà một trong các Server gặp sự cố. Khi một Sever trong hệ thống Cloud gặp trục trặc không thể kế nối, thì hệ thống sẽ chuyển tất cả những dữ liệu trong server bị hỏng đó qua những tài nguyên đang rỗi trong Cloud.
Công nghệ đám mây từ Cloud Server giúp bạn yên tâm rằng dữ liệu của bạn được backup online và offline, đảm bảo dữ liệu được an toàn ngay cả khi hỏng ổ cứng, virus hay các tác động từ thiên nhiên.
5. Quản lý dễ dàng:
– VPS: Chủ yếu thông qua phần mềm Remote Desktop
– Cloud server: Ưu điểm của điện toán đám mây là bạn có thể truy cập bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Hệ thống của bạn sẽ luôn trong tầm mắt. CÁc nhà cung cấp Cloud Server sẽ cung cấp cho bạn các phương thức quản lý phù hợp, từ cổng website đến các giao thức API như Remote Desktop, SSH hay cả trên các thiết bị di động.
6. Tiết kiệm chi phí
– VPS: Người dùng phải chi trả theo cấu hình VPS đã đăng ký. VPS bị phụ thuộc vì phải dùng chung máy chủ vật lý
– Cloud server: Bạn chỉ cần chi trả cho những gì bạn sử dụng (Cpu, Ram, Dung lượng,..). Bạn có thể nâng cấp/ ha cấp tài nguyên giúp bạn tiết kiệm được chi phí.
Để tham khảo các gói cước cloud server thay thế ngay cho vps hiện tại, Quý khách vui lòng xem tại đây: https://vnpt-idc.vn/thue-cloud-server/